ĐƠN VỊ Mầm non Sơn Ca

TỔ KHỐI 5 - 6 tuổi

LỚP LÁ 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Ngày 25 tháng 11 năm 2024


KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ Gia đình của bé

Thực hiện 4 tuần


Giáo viên thực hiện: HANG NGUYEN

MỤC TIÊU GIÁO DỤC NỘI DUNG GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Giáo dục phát triển thể chất

MT 1:

Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.                                     

- Hô hấp: Hít vào, thở ra.

- Tay:

+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết 

hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân). 

+ Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.

 - Lưng, bụng, lườn:

+ Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái.

+ Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái. 

+ Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái.

- Chân:

 + Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.

+ Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau.

- Trẻ thực hiện các động tác theo bài hát: “Nhà mình rất vui ”

21/10/2024

- Trẻ thực hiện các động tác theo bài hát: “Vườn cây của ba”

28/10/2024

- Trẻ thực hiện các động tác theo bài hát: “Vườn cây của ba”

04/11/2024

- Trẻ thực hiện các động tác theo bài hát: “Nhà mình rất vui ”

11/11/2024
MT 4:

Phối hợp tay - mắt trong vận động:

 

+ Tung lên cao và bắt bóng

+ Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay

LVPTTC

Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay

21/10/2024

LVPTTC

Tung lên cao và bắt bóng

04/11/2024
MT 5:

Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:

 

+ Bò dích dắc qua 7 điểm. 

+ Bật liên tục vào vòng.

 

LVPTTC

Bò dích dắc qua 7 điểm

28/10/2024

LVPTTC

Bật liên tục vào vòng.

 

 

11/11/2024
MT 10:

Biết ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống  nước đun sôi để khỏe mạnh; uống nhiều nước ngọt, nước có ga, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì không có lợi cho sức khỏe.

Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất để đảm bảo súc khỏe.

- Không ăn, uống những thứ có hại cho sức khỏe :

+ Trẻ nhận biết được một số đồ ăn, đồ uống không tốt cho sức khỏe như: Các đồ ăn ôi thiu, rau quả khi chưa rửa sạch, nước lã, rượu, bia,…

+ Nhận ra được dấu hiệu của một số đồ ăn, bị nhiễm bẩn, ôi thiu, không rõ nguồn gốc...

Vệ sinh - Ăn ngủ

21/10/2024

Vệ sinh - Ăn ngủ

28/10/2024

Vệ sinh - Ăn ngủ

04/11/2024

Vệ sinh - Ăn ngủ

11/11/2024
MT 15:

Biết bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng...là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối quan hệ nguy hiểm khi đến gần; không nghịch các vật sắc nhọn.

- Biết bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng....là những vật dụng nguy hiểm

- Không nghịch các vật sắc, nhọn: Như dao, kéo…

+ Góc xây dựng: Xây đường và khuôn viên ngôi nhà bé.

+ Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, bác sĩ

+ Góc học tập: Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên đường, số nhà…

+ Góc thư viện: Xem tranh ảnh, kể chuyện theo tranh, làm allbum gia đình

+ Góc phát triển vận động : Vo giấy, bolinh, lắp ghép…

21/10/2024

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

04/11/2024

2. Giáo dục phát triển nhận thức

MT 32:

Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. So sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả.

- Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10.

-  Đếm theo khả năng của trẻ.

- Đếm, so sánh, thêm bớt số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: 

+ Bằng nhau

+ Nhiều nhất 

+ ít hơn

+ ít nhất

LVPTNT

Đếm, thêm bớt so sánh của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi  7

 

13/11/2024
MT 36:

Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu.

- Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan.

- Trẻ sắp xếp các đối tượng theo quy tắc cao hơn, thấp hơn và thấp nhất. So sánh chiều cao của 3 đối tượng và nói được kết quả đo.

LVPTNT

So sánh chiều cao của 3 đối tượng

29/10/2024
MT 44:

Nói tên, tuổi, giới tính, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình.

- Các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của bố, mẹ; sở thích của các thành viên trong gia đình; qui mô gia đình (gia đình nhỏ, gia đình lớn). 

- Nhu cầu của gia đình.

LVPTNT

Gia đình bé yêu

 

23/10/2024

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

21/10/2024

LVPTNT

Một số đồ dùng trong gia đình 

05/11/2024

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

11/11/2024
MT 45:

Nói địa chỉ gia đình, số nhà, đường phố, thôn, xóm, số điện thoại....khi được hỏi trò chuyện.

- Trẻ nói địa chỉ gia đình:

+ Số nhà, đường phường/TP/tỉnh...),

+ Số điện thoại gia đình, người thân…

Chơi, Hoạt động ngoài trời

21/10/2024

Trả Trẻ

28/10/2024

Đón trẻ

11/11/2024

3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ

MT 61:

Đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao, cao dao…

- Nghe các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.

- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.

LVPTNN

Thơ "Em yêu nhà em"

 

24/10/2024

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

11/11/2024
MT 62:

Kể có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện... trong nội dung truyện.

 Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.

- Kể truyện sáng tạo theo khả năng và ý thích của mình

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

21/10/2024

LVPTNN

Truyện “Hai anh em”

 

07/11/2024

+ Góc xây dựng: Xây khu vườn nhà bé

+ Góc phân vai: Đóng vai các thành viên trong gia đình 

+ Góc Âm nhạc: múa hát, vận động các bài hát về chủ để gia đình

+ Góc tạo hình: Vẽ, cắt dán, nặn, làm tranh về gia đình của bé bằng hột hạt…

+ Góc thư viện: Xem tranh ảnh, kể chuyện theo tranh.

11/11/2024
MT 69:

Nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt.

- Nhận dạng các chữ cái. 

+ Qua các trò chơi

+ Qua các thẻ chữ cái

+ Chữ các có trong từ, trong thơ, truyện…

- Phát âm chính xác các chữ cái đã học

LVPTNN

Làm quen chữ cái U, Ư

 

22/10/2024

LVPTNN

Làm quen chữ cái e, ê

 

14/11/2024
MT 70:

Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình.

- Tập tô, tập đồ các nét chữ

- Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình.

+ Góc xây dựng: Xây đường và khuôn viên ngôi nhà bé.

+ Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, bác sĩ

+ Góc học tập: Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên đường, số nhà…

+ Góc thư viện: Xem tranh ảnh, kể chuyện theo tranh, làm allbum gia đình

+ Góc phát triển vận động : Vo giấy, bolinh, lắp ghép…

21/10/2024

+ Góc xây dựng: Xây cửa hàng bách hóa

+ Góc nghệ thuật : Biểu diễn văn nghệ

+ Góc học tập : Sao chép chữ cái, đếm, so sánh các nhóm đồ dùng

+ Góc thư viện: Kể chuyện, xem tranh ảnh về đồ dùng gia đình.

+ Góc phát triển vận động: Lắp ghép, xâu hột hạt…

04/11/2024

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

04/11/2024

4. Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

MT 72:

Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại.

- Trẻ nói tên, tuổi, giới tính của bản thân của mình khi được hỏi và trò chuyện trong giao tiếp.

- Nói đầy đủ họ tên của bố mẹ, biết được địa chỉ gia định ở đường, tổ, phường, TP, tỉnh….

Trả Trẻ

21/10/2024

Đón trẻ

28/10/2024

Trả Trẻ

04/11/2024

Trả Trẻ

11/11/2024
MT 75:

Biết mình là con/ cháu/ anh/ chị/ em trong gia đình. Biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức.

- Vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

- Yêu mến bố mẹ, người thân...

- Quan tâm giúp đỡ đến người thân trong gia đình.

- Giúp đỡ bố mẹ làm một số việc vừa sức .

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

28/10/2024
MT 84:

Thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị, muốn đi chơi phải xin phép.

- Chấp hành tốt một số quy định :

+ Khi ở lớp biết nghe lời cô, cất dọn đồ dùng sau khi hoạt động, cất đúng nơi quy định…

+ Khi ở gia đình biết vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị, muốn đi chơi phải xin phép...

 

Đón trẻ

21/10/2024

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

28/10/2024

Đón trẻ

04/11/2024

Chơi, hoạt động ngoài trời

11/11/2024
MT 89:

Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn.

+ Lắng nghe ý kiến của người khác

+ Biết trao ý kiến của mình với bạn...

+ Biết thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn trong các hoạt động...

Chơi, Hoạt động ngoài trời

21/10/2024

Chơi, Hoạt động ngoài trời

28/10/2024

LVPTTC - KNXH

Dạy trẻ kĩ năng nói lời yêu thương

31/10/2024

Chơi, hoạt động ngoài trời

04/11/2024

Chơi, hoạt động ngoài trời

11/11/2024
MT 96:

Tiết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khoá vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn.

- Tiết kiệm điện, nước:

+ Biết tắt điện, tắc quạt khi ra khỏi phòng

+ Biết sử dụng nước vừa đủ và tắt vòi nước khi không sử dụng

 

Chơi, Hoạt động ngoài trời

28/10/2024

Chơi, hoạt động ngoài trời

04/11/2024

LVPTTC - KNXH

Dạy trẻ kỹ năng sử dụng một số đồ dùng an toàn

12/11/2024

5. Giáo dục phát triển thẩm mỹ

MT 101:

Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa).

- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc. 

+ Vỗ tay theo tiết tấu nhanh, chậm, 

+ Vỗ tay theo nhịp, theo phách..

+ Vận động múa minh họa theo nội dung bài hát.

LVPTTM

Vận động "nhà của tôi"

30/10/2024

+ Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé.

+ Góc phân vai: Mẹ - con ; Bán hàng.

+ Góc tạo hình: Trang trí ngôi nhà của bé từ các nguyên vật liệu khác nhau.

+ Góc nghệ thuật: Hát các bài hát theo ý thích.

+ Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa nhà bé

28/10/2024

LVPTTM

Vận động bài “Đồ dùng bé yêu”

08/11/2024

+ Góc xây dựng: Xây cửa hàng bách hóa

+ Góc nghệ thuật : Biểu diễn văn nghệ

+ Góc học tập : Sao chép chữ cái, đếm, so sánh các nhóm đồ dùng

+ Góc thư viện: Kể chuyện, xem tranh ảnh về đồ dùng gia đình.

+ Góc phát triển vận động: Lắp ghép, xâu hột hạt…

04/11/2024
MT 102:

Phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm.

- Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm.

- Phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tại địa phương để sáng tạo thành sản phẩm theo ý thích.

Lv pttm

Ngôi nhà bé yêu

01/11/2024

+ Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé.

+ Góc phân vai: Mẹ - con ; Bán hàng.

+ Góc tạo hình: Trang trí ngôi nhà của bé từ các nguyên vật liệu khác nhau.

+ Góc nghệ thuật: Hát các bài hát theo ý thích.

+ Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa nhà bé

28/10/2024

+ Góc xây dựng: Xây khu vườn nhà bé

+ Góc phân vai: Đóng vai các thành viên trong gia đình 

+ Góc Âm nhạc: múa hát, vận động các bài hát về chủ để gia đình

+ Góc tạo hình: Vẽ, cắt dán, nặn, làm tranh về gia đình của bé bằng hột hạt…

+ Góc thư viện: Xem tranh ảnh, kể chuyện theo tranh.

11/11/2024
MT 103:

Phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối.

- Phối hợp các kĩ năng vẽ: nét cong, nét xiên, nét gấp khúc… để tạo ra sản phẩm  có màu sắc, kích thước, hình dáng/đường nét và bố cục.

LVPTTM

Vẽ chân dung người thân trong gia đình

25/10/2024

LVPTTM

Vẽ một số đồ dùng trong gia đình

15/11/2024
MT 112:

Đặt tên cho sản phẩm tạo hình.

- Đặt tên cho sản phẩm của mình.

- Biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn

LVPTTM

Nặn đồ dùng trong gia đình theo ý thích

06/11/2024

CHUẨN BỊ

  1. CHUẨN BỊ CHO CÔ

    - Cô chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi chủ đề

    - Chuẩn bị các đồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ. Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi hợp lý. Đảm bảo an toàn và đáp ứng mục đích giáo dục.

    - Cô chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ và được tận dụng bởi những nguyên vật liệu tự nhiên, phế thải như: Nắp chai, bao tải, tre, cát....để tạo nên các đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho hoạt động vận động một cách có hiệu quả. 

    - Vận động các phụ huynh cùng tham gia đóng góp và làm đồ dùng cùng cô giáo.

    - Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho trẻ hoạt động trong một chủ đề

  2. CHUẨN BỊ CHO TRẺ

    - Cô giáo cung cấp kiến thức về chủ đề.

    - Trẻ biết những nội dung cơ bản của chủ đề

  3. CÔNG TÁC PHỐI HỢP

    - Cô phối hợp với BGH nhà trường để tổ chức tốt các hoạt động trong chủ đề.

    - Phối hợp với phụ huynh trong công tác làm đồ dùng và chuẩn bị các nguyên vật liệu

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1

Gia đình của bé

Từ ngày 21/10/2024 đến ngày 25/10/2024

Giáo viên thực hiện: HANG NGUYEN
HOẠT ĐỘNG THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU
Đón Trẻ

Đón trẻ

(MT 84)

Thể Dục Sáng

- Trẻ thực hiện các động tác theo bài hát: “Nhà mình rất vui ”

(MT 1)

Chơi, Hoạt động ngoài trời

Chơi, Hoạt động ngoài trời

(MT 45, MT 89)

Hoạt động học

LVPTTC

Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay

(MT 4)

LVPTNN

Làm quen chữ cái U, Ư

 

(MT 69)

LVPTNT

Gia đình bé yêu

 

(MT 44)

LVPTNN

Thơ "Em yêu nhà em"

 

(MT 61)

LVPTTM

Vẽ chân dung người thân trong gia đình

(MT 103)

Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc

+ Góc xây dựng: Xây đường và khuôn viên ngôi nhà bé.

+ Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, bác sĩ

+ Góc học tập: Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên đường, số nhà…

+ Góc thư viện: Xem tranh ảnh, kể chuyện theo tranh, làm allbum gia đình

+ Góc phát triển vận động : Vo giấy, bolinh, lắp ghép…

(MT 15, MT 70)

Ăn ngủ

Vệ sinh - Ăn ngủ

(MT 10)

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

(MT 44, MT 62)

Trả Trẻ

Trả Trẻ

(MT 72)

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÀNG NGÀY

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Đón Trẻ

Đón trẻ

(MT 84)

1. Kiến thức: Trẻ  chào cô, bố mẹ và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh của lớp.

2.  Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát và giao tiếp cho trẻ mạnh dạn, tự tin.

3. Thái độ: Trẻ vui vẻ, hứng thú thích đến trường, đến lớp.

4. Phương pháp: Quan sát - Đàm thọai - Thực hành

Lớp học gọn gàng, sạch sẽ

Cô gần gủi, thân thiện, trang phục của cô lịch sự
Một số trò chơi, đồ chơi….

- Cô đón trẻ vào lớp,.

- Trẻ chủ động chào cô khi đến lớp,

- Để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. 

Thể Dục Sáng

- Trẻ thực hiện các động tác theo bài hát: “Nhà mình rất vui ”

(MT 1)

1. Kiến thức: Trẻ thực hiện cùng cô các động tác phát triển vận động tay, bụng, chân qua bài hát, bản nhạc. Tham gia một số trò chơi tập thể.

2. Kỹ năng: Rèn phát triển toàn diện các cơ,  khả năng trẻ thực hiện theo hiệu lệnh, theo nhạc, giúp trẻ phát triển thể lực, tinh thần sảng khoái khi ra sân.                            

3. Thái độ: Trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động cùng cô và các bạn.   

Phương pháp: Quan sát - Thực hành

- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng đảm bảo an toàn cho trẻ

- Trang phục gọn gàng thoải mái,

- Một số dụng cụ như: Vòng, gậy, bông tua….. Loa, nhạc       

- Trẻ khởi động theo nhạc.

- Thực hiện theo nhịp bài hát: “Nhà mình rất vui”

- Hô hấp: Hít vào, thở ra.

+ ĐT Tay: Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân.

+ ĐT Lườn: Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái.

+ ĐT Chân:  Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.

- Trẻ thư giản nhẹ nhàng.

Chơi, Hoạt động ngoài trời

Chơi, Hoạt động ngoài trời

(MT 45, MT 89)

1. Kiến thức: Trẻ được dạo chơi, hít thở không khí trong lành của buổi sáng. Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi tham gia các trò chơi, khéo léo. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho trẻ trong mối quan hệ giữa các nhóm chơi. Trẻ tích cực tham gia vào trò chơi.

3. Thái độ: Đoàn kết khi tham gia các hoạt động, vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành.

- Sân bải rộng, thoáng mát.

- Phấn, hột hạt, giấy, kéo, đồ chơi lắp ghép, tranh ảnh về gia đình, đồ dùng và các thành viên trong gia đình

1. Dạo chơi, quan sát: 

- Cô và trẻ quan sát thiên nhiên, thời tiết vào buổi sáng.

+ Các con thấy hôm nay thời tiết thế nào?

+ Thời tiết này thì rất đẹp để cô và các con tham gia một số trò chơi mới lạ đấy.

+ Thế các bạn có biết trong nhà các bạn có những ai không?

+ Hãy nói một chút về gia đình các bạn cho mọi người cùng nghe nhé.

 Cô gợi ý trẻ trả lời và giải quyết một số tình huống theo khả năng, nhu cầu, sáng tạo, hứng thú của trẻ.

2. Trò chơi:

a) Trò chơi vận động: “Gia đình gấu”

*Cách chơi: Vòng tròn 1 là nhà của Gấu trắng, vòng tròn 2 là nhà của Gấu đen và vòng tròn 3 là nhà của Gấu vàng. Chia trẻ làm 3 nhóm. Mỗi nhóm đội 1 loại mũ khác nhau để phân biệt Gấu trắng, Gấu đen và Gấu vàng. Theo nhạc, các chú gấu đi chơi, bò chui qua hầm, cùng hát vui vẻ. Khi nghe hiệu lệnh "Trời mưa" thì các chú Gấu phải nhanh chân về đúng nhà của mình.

- Lớp thực hiện: Cô bao quát động viên trẻ kịp thời, sau mỗi lần chơi cô yêu cầu khó hơn là các chú gấu phải đi qua cầu, nhảy qua suối mới về được nhà, nhắc nhở trẻ nhanh nhẹn trong quá trình chơi.

b) Trò chơi học tập: “Người nội trợ tài ba”

*Luật chơi: Phải bật lần lượt qua từng vòng, mỗi lượt chỉ lấy được 1 thực phẩm, bạn về chạm tay vào bạn kế tiếp mới được chạy lên.

*Cách chơi: Cô chia làm 3 đội chơi. Khi có hiệu lệnh bạn đầu hàng chạy lên lấy thực phẩm theo yêu cầu của cô  chạy về để vào rổ rồi chạm tay bạn kế tiếp  để bạn kế tiếp chạy lên lấy thực phẩm. Đội nào lấy được nhiều thực phẩm hơn sẽ chiến thắng.

- Lớp thực hiện: Cô động viên và bao quát trẻ khi trẻ chơi, trong quá trình chơi nhắc trẻ cần nhanh nhẹn lấy thực phẩm thật nhanh.

3. Chơi tự do.

- Tổ chức cho trẻ chơi, hướng trẻ vào các góc chơi cô đã chuẩn bị như: Lấy phấn vẽ về gia đình của bé và vẽ những gì trẻ thích, cô quan sát quá trình chơi của trẻ. Động viên trẻ chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi với bạn.

- Trẻ chơi cô đi từng góc động viên, tạo tình huống cho trẻ để trẻ hứng thú với góc chơi của mình.

* Nhận xét sau khi chơi: Cô tập trung trẻ lại nhân xét chung và nhắc nhở  trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ trước khi vào lớp.

Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc

+ Góc xây dựng: Xây đường và khuôn viên ngôi nhà bé.

+ Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, bác sĩ

+ Góc học tập: Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên đường, số nhà…

+ Góc thư viện: Xem tranh ảnh, kể chuyện theo tranh, làm allbum gia đình

+ Góc phát triển vận động : Vo giấy, bolinh, lắp ghép…

(MT 15, MT 70)

1. Kiến thức: Trẻ lựa chọn góc chơi, thể hiện được các vai chơi, thảo luận, chia sẻ, phối hợp liên kết các nhóm trong khi chơi.

2. Kỹ năng: Trẻ thể hiện kỹ năng chơi và khéo léo, sáng tạo trong quá trình chơi. Giao tiếp với nhóm bạn cùng chơi.

3. Thái độ: Trẻ tích cực hoạt động, đoàn kết nhường nhịn trong khi chơi, bảo vệ, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành.

+ Góc phân vai: Đồ dùng nấu như: nồi chén, đũa, rổ….

+ Góc xây dựng: Gạch, cát, bàn ghế, cây xanh, hàng rào, ngôi nhà...

+ Góchọc tập: Bút, chữ cái,...

+ Góc thư viện: Tranh ảnh về các câu truyện.

+ Góc phát triển vận động: Đồ chơi lắp ghép, bôlinh, giấy...

Hoạt động 1: Thoả thuận trước khi chơi

- Cô cho trẻ quan sát và gợi hỏi để trẻ nói lên những góc chơi. Nêu ý tưởng của trẻ. Ví dụ: Góc chơi đó chơi những gì? 

- Trẻ chọn góc chơi theo ý thích của trẻ.

Hoạt đông 2: Quá trình chơi

- Cho trẻ thỏa thuận vai chơi và lựa chọn nguyên vật liệu chơi theo sự sáng tạo của trẻ.

- Cô đến từng góc chơi tạo cơ hội để trẻ được bộc lộ hết khả năng của trẻ, cô đưa ra nhiều tình huống cho trẻ để trẻ giao tiếp và cùng nhau xử lý tình huống cô đưa ra, thể hiện vai chơi của mình một cách xuất sắc.

- Đổi vai chơi giữa các nhóm với nhau.

Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi

- Đến từng góc chơi tạo tình huống để trẻ giới thiệu về góc chơi cũng như sản phẩm của mình. Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định. Cô nhận xét chung và khen ngợi buổi chơi.

Ăn ngủ

Vệ sinh - Ăn ngủ

(MT 10)

1. Kiến thức: Trẻ kể tên các món ăn hàng ngày, trẻ ăn hết xuất biết ăn đủ các chất để cao lớn và khỏe mạnh, biết giúp cô kê bàn nghế chuẩn bị cho bữa ăn. Trẻ tự giác và biết ngủ đúng giờ, đúng giấc có lợi cho sức khỏe. Trẻ giữ vệ sinh trước và sau khi ăn.

2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng: Ăn chậm, nhai kỹ, xúc cơm gọn gàng khi ăn, không làm rơi vãi. Rèn kỹ năng tự phục vụ: kê bàn ghế chuẩn bị cho giờ ăn, rửa tay trước khi ăn, tự đi bê bát cơm, biết cất bát, thìa sau khi ăn xong vào đúng nơi quy định. Rèn trẻ thói quen nền nếp ngủ đúng giờ, tự phục vụ bản.

3. Thái độ: Trẻ phấn khởi, hào hứng với các món ăn. Qua giờ vệ sinh, ăn, ngủ giáo dục trẻ biết mời cô mời bạn trước khi ăn, trong khi ăn không cười đùa, nói chuyện, ăn xong không được chạy nhảy nô đùa, tự vệ sinh cá nhân, vui vẻ khi đi ngủ.

4. Phương pháp: Quan sát - Thực hành

- Trang phục của cô gọn gàng (đeo tạp dề, khẩu trang, mũ). Dụng cụ đựng và chia thức ăn. Đồ đựng bát thìa sau khi ăn xong.

- Bàn, ghế, bát, thìa,  khăn lau, đĩa đựng cơm rơi, khăn lau miệng, cốc uống nước.

- Cô gợi ý trẻ thực hiện 1 số công việc để chuẩn bị ăn trưa, trẻ giới thiệu các món ăn trong ngày

- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất để đảm bảo súc khỏe.

-  Động viên khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần ăn, ngủ đủ giấc. 

- Lưu ý đến những trẻ ăn chậm. Rèn kỹ năng vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng.

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

(MT 44, MT 62)

1. Kiến thức: Trẻ tham gia cách chơi trò chơi tập thể , đọc thơ, hát, kể chuyện, biết giao lưu giữacác nhóm chơi theo ý thích. Biết giúp cô sắp xếp, lau dọn các nhóm  chơi.

2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ khả năng tập trung, chú ý, mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào hoạt động vui chơi.

3. Thái độ: Trẻ hứng thú, đoàn kết khi tham gia vào trò chơi và hoạt động chơi theo ý thích.

- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định khi chơi xong.

4. Phương pháp: Quan sát - Thực hành – Trải nghiệm

Đồ dùng, đồ chơ

Phòng học sạch sẽ, gọn gàng, một số trò chơi, bài thơ, câu chuyện, bài hát, nhạc…

- Hướng trẻ về chơi các nhóm theo ý thích hoặc nhóm chơi.

- Bé chơi các trò chơi theo ý thích.

- Trẻ nghe và kể chuyện về chủ đề

- Tổ chức cho trẻ xem tranh ảnh về gia đình, cho trẻ giới thiệu về vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình. 

- Nêu gương - Bình cờ cuối ngày.

Trả Trẻ

Trả Trẻ

(MT 72)

1. Kiến thức: 

- Trẻ nói tên, tuổi, giới tính của bản thân của mình khi được hỏi và có người đến đón

- Nói đầy đủ họ tên của bố mẹ, biết được địa chỉ gia đình

- Trẻ ra về có đầy đủ đồ dùng cá nhân.

2. Kỹ năng: Rèn trẻ có kỹ năng tự phục vụ, mạnh dạn, giao tiếp.

3. Thái độ: Vui vẻ, chào hỏi cô giáo, các bạn, bố mẹ…trước khi về.

4. Phương pháp: Quan sát - Thực hành 

- Nước sạch có vòi, chậu đựng khăn sạch, khăn bẩn và xà phòng thơm, khăn khô trải nền, khăn khô để lau tay.

- Bảng bé ngoan, đồ dùng cá nhân của trẻ….

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, quần áo gọn gàng – chơi tự do.

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ để trả trẻ.

- Trẻ nói tên, tuổi, giới tính của bản thân của mình khi được hỏi và có người đến đón

- Nói đầy đủ họ tên của bố mẹ, biết được địa chỉ gia đình

Thứ hai, 21/10/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTTC

Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay

(MT 4)

1. Kiến thức: Trẻ ném ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay . Chơi trò chơi nhanh nhẹn.

2. Kỹ năng:  Rèn khéo léo giữa tay và mắt, mạnh dạn tự tin.

3. Thái độ: Trẻ hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động cùng cô.

4. Phương pháp : Quan sát, thực hành.

- Đội hình, sân bãi bằng phẳng.

- Xắc xô, túi cát, đích đứng, rổ, còi....

Hoạt động 1. Khởi động

- Trẻ thực hiện các vận động theo bài nhạc thật sôi động: Lắc hông, đi vỗ tay, đi vòng tròn.

Hoạt động 2. Trọng động

* Bài tập phát triển chung: Trẻ thực hiện các động tác tay, bụng, chân theo nhạc bài hát “Nhà mình rất vui”

- Nhấn mạnh động tác: Tay.

* Vận động cơ bản: “ Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay”

- Cô cho xuất hiện những quả bóng trên sân trường và cô hướng cho trẻ thảo luận về cách chơi với những quả bóng?

- Với những quả bóng này con sẽ chơi trò chơi gì? Cách chơi như thế nào? 

- Trẻ thực hiện, cô gợi ý để trẻ nói tên vận động, cách thực hiện vận động.

- Sau đó cho 2 trẻ đứng đối diện nhau thực hiện giống như cô và bạn, cô chú ý sửa sai cho trẻ.

- Cho 2 đội thi đua với nhau. Đội nào làm rơi bóng là thua.

- Trẻ thực hiện: Cô bao quát, sửa sai cho trẻ, nhắc trẻ không làm rơi bóng.

* Trò chơi: “Quả bóng kì diệu”

- Từ những quả bóng này cô khơi gợi cho trẻ nói lên ý tưởng chơi.

- Cách chơi: Cô xuất hiện 3 rổ bóng. Chia trẻ thành 3 đội chơi. Mỗi đội ngồi xung quanh rổ bóng kẹp bóng bằng chân. Đội nào kẹp bóng bằng chân được nhiều bóng nhất đội đó giành chiến thắng.

- Cô cho trẻ chơi theo ý thích của trẻ.

Hoạt động 3. Hồi tĩnh.

- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng. Đấm, bóp tay chân, vai cho bạn cho mình. Hít thở sâu.

Thứ ba, 22/10/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTNN

Làm quen chữ cái U, Ư

 

(MT 69)

1. Kiến thức: Trẻ nhận dạng chữ cái u, ư đọc và phát âm đúng chữ cái, so sánh các chữ cái u, ư. Trẻ tô, đồ, sao chép lại chữ cái theo khả năng.

2. Kỹ năng:  Rèn kỹ năng so sánh, ngôn ngữ mạch lạc.

3. Thái độ: Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ tham gia vào các hoạt động của cô.

4. Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.

- Đất nặn, các loại hạt, bảng con...

- Bộ chữ cái cho mỗi trẻ.

Hoạt động 1: “Chữ cái bé yêu

* Trò chơi 1: Bé tài năng.

- Cô khơi gợi, động viên trẻ nói lên ý tưởng chơi của trẻ.

- Sau khi trẻ tìm được cô cho trẻ phát âm, đọc chữ cái.

* Trò chơi 2: Ghép chữ cái theo ý thích: Từ những đồ vật mà trẻ tìm được trẻ sẽ tháo rời các nhóm và ghép thành chữ cái trẻ thích.

- Vì sao con biết đây là chữ u, cô gợi hỏi nhiều trẻ, cho trẻ đọc lại chữ cái đó, chữ cái ư thực hiện tương tự chữ u.

- Cô cho trẻ so sánh điểm giống nhau và khác nhau.

Hoạt động 2:  Bé tài năng

*Trò chơi: “Thi ai nhanh”

 - Bé tìm chữ cái u, ư có xung quanh lớp, gắn lên bảng, đội nào tìm nhanh và đúng đội đó chiến thắng.

*Trò chơi: “Bé sáng tạo”

- Nặn chữ cái chữ cái u, ư. Ghép chữ cái bằng bông màu, tô tranh cát chữ cái u, ư.

- Trẻ đồ chữ cái u,ư theo nét chấm mờ có trong tranh.

Thứ tư, 23/10/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTNT

Gia đình bé yêu

 

(MT 44)

1. Kiến thức: Trẻ nói tên địa chỉ mình đang ở, kể tên các thành viên trong gia đình và công việc của từng người. Nói được gia đình mình ít con, đông con, gia đình có mấy thế hệ.

2. Kỹ năng: Rèn luyện phát triển ngôn ngữ, ghi nhớ, tư duy cho trẻ.

3. Thái độ: Trẻ tích cực học tập, tham gia chia sẻ cùng bạn.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành

- Nhạc bài hát về gia đình.

- Tranh ảnh về các thành viên trong gia đình, gia đình ít con, đông con. 

* Gây hứng thú: Cho trẻ chơi đóng vai các gia đình với nhau.

Hoạt động 1: “Bé cùng khám phá” 

- Cho trẻ đến thăm gia đình số 1.

- Gia đình có những ai? Mọi người đang làm gì? Công việc của các thành viên trong gia đình là gì?

- Cho trẻ lần lượt đến thăm gia đình số 2 và gia đình số 3.

- Cô cùng trẻ chơi và khơi gợi trẻ về những công việc mọi người trong gia đình hay làm và tình cảm của các thành viên trong gia đình giành cho nhau như thế nào?

- Chúng mình vừa quan sát gia đình số 1 và gia đình số 3 như thế nào với nhau?

- Gia đình số 1 ít con hơn gia đình số 3. Gia đình số 2 nhiều thành viên trong gia đình nhất.

- Cô khơi gợi để trẻ nói lên gia đình ít con, gia đình đông con, gia đình một thế hệ, gia đình nhiều thế hệ.

- Gia đình là nơi các thành viên chung sống, trong gia đình ai cũng yêu thương nhau vì vậy các con phải yêu thương và nghe lời mọi người nhé!

Hoạt động 2: Trò chơi.

* Trò chơi 1: Ai nhanh nhất.

- Cách chơi: 3 đội ghép những bức tranh về gia đình đúng với yêu cầu cô đưa ra. Đội nào ghép nhanh nhất sẽ giành chiến thắng

* Trò chơi 2: Ai khéo tay.

- Cô gợi ý trẻ nêu cách chơi, tổ chức cho trẻ chơi theo sự bao quát của cô.

- Cách chơi: 3 đội làm quà tặng các gia đình. Đội làm thức ăn chuẩn bị bữa buffe, đội cắm hoa, đội làm quà lưu niệm. Động viên khuyến khích trẻ chơi.

Thứ năm, 24/10/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTNN

Thơ "Em yêu nhà em"

 

(MT 61)

1. Kiến thức: Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, đọc biểu cảm bài thơ. Đọc thơ sáng tạo.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, thể hiện cử chỉ điệu bộ phù hợp với nội dung bài thơ. Trả lời câu hỏi đầy đủ, rõ ràng.

3. Thái độ: Trẻ chăm ngoan học giỏi, vâng lời thầy cô và bố mẹ, ông bà.

4. Phương pháp:  Quan sát - thực hành

Tranh minh hoạ bài thơ

Hoạt động 1: “Ai nhanh nhất”

- Cô cho trẻ chọn nhóm chơi và bạn chơi thảo luận về những bức tranh mà nhóm mình chọn. Sau đó cô gợi hỏi từ những bức tranh này con liên tưởng đến những bài thơ gì?

Hoạt động 2: “Bé vui đọc thơ”

- Cả lớp cùng đọc thơ. Nhóm đọc - cá nhân đọc.

- Đọc nối tiếp cho nhau theo hiệu lệnh của cô. Cô động viên, khơi gợi để trẻ đọc thơ diễn cảm.

- Trẻ đọc theo khả năng, đọc theo ý thích của trẻ.

Hoạt động 3: “Bé thông minh”

- Các con vừa nghe bạn đọc bài thơ gì ? Bài thơ do ai sáng tác ?

- Bài thơ nói về điều gì?

- Xung quanh ngôi nhà bạn có con vật gì?

- Xung quanh ngôi nhà bạn còn có những gì?

- Bé tự hào về ngôi nhà của mình như thế nào?

- Vậy chúng mình đối với ngôi nhà của mình như thế nào?

- Giáo dục: Vậy muốn cho ngôi nhà của chúng mình luôn sạch sẽ thoáng mát thì chúng mình phải làm gì?

Thứ sáu, 25/10/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTTM

Vẽ chân dung người thân trong gia đình

(MT 103)

1. Kiến thức: Trẻ phối hợp các nét xiên, nét, thẳng, nét cong tròn...tạo thành bức tranh vẽ chân dung người thân trong gia đình có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phối hợp khi vẽ, tô màu, bố cục bức tranh.

3. Thái độ: Trẻ hào hứng, vui vẻ khi tham gia vào hoạt động cùng cô.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành

- Tranh vẽ chân dung người thân trong gia đình.

- Sáp màu, bút chì, giấy a4

* Gây hứng thú: Tạo tình huống gửi bưu phẩm đến lớp Lá 1. Chúng mình cùng khám phá xem bưu phẩm đó là gì nhé! Trong bưu phẩm là những bức tranh đã đạt giải của lớp lá 1 ngoài điểm trường trong cuộc thi “Họa sĩ tí hon lớp lá 1”. Bây giờ chúng mình cùng xem nhé!

Hoạt động 1: “Bé vui khám phá”

- Trẻ quan sát và nói lên cảm nhận về bức tranh.

+ Bức tranh này có gì? Màu sắc thế nào? Con có nhận xét gì về bức tranh của các bạn?

+ Nếu là con, con sẽ vẽ chân dung của mình như thế nào?

- Con thích vẽ ai trong gia đình mình?

- Khơi gợi ý tưởng của trẻ, tạo tình huống, động viên trẻ nói lên ý tượng sáng tạo của mình để vẽ nên bức tranh đẹp.

- Chúng ta hãy làm những họa sỹ tí hon, dùng đôi bàn tay khéo léo để vẽ chân dung người thân trong gia đình mà mình thích. Sau đó chúng mình hãy gửi tặng lại lớp lá 1 nhé!

Hoạt động 2: “Bé thể hiện tài năng” 

- Cô bao quát trẻ, gợi ý để trẻ thực hiện tốt bài vẽ của mình. Khuyến khích trẻ vẽ tô màu sáng tạo, không để lem ra ngoài.

Hoạt động 3: “Cảm nhận của bé”

- Cho trẻ trưng bày sản phẩm. Trẻ nêu lên cảm nhận của mình về sản phẩm của bạn. Con thích bài của bạn nào? Vì sao lại thích? 

- Con hãy chia sẻ sản phẩm của mình cho cô và các bạn cùng nghe.

- Cô nhận xét chung. Trẻ giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2

Ngôi nhà gia đình của bé

Từ ngày 28/10/2024 đến ngày 01/11/2024

Giáo viên thực hiện: HANG NGUYEN
HOẠT ĐỘNG THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU
Đón Trẻ

Đón trẻ

(MT 72)

Thể Dục Sáng

- Trẻ thực hiện các động tác theo bài hát: “Vườn cây của ba”

(MT 1)

Chơi, Hoạt động ngoài trời

Chơi, Hoạt động ngoài trời

(MT 89, MT 96)

Hoạt động học

LVPTTC

Bò dích dắc qua 7 điểm

(MT 5)

LVPTNT

So sánh chiều cao của 3 đối tượng

(MT 36)

LVPTTM

Vận động "nhà của tôi"

(MT 101)

LVPTTC - KNXH

Dạy trẻ kĩ năng nói lời yêu thương

(MT 89)

Lv pttm

Ngôi nhà bé yêu

(MT 102)

Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc

+ Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé.

+ Góc phân vai: Mẹ - con ; Bán hàng.

+ Góc tạo hình: Trang trí ngôi nhà của bé từ các nguyên vật liệu khác nhau.

+ Góc nghệ thuật: Hát các bài hát theo ý thích.

+ Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa nhà bé

(MT 102, MT 101)

Ăn ngủ

Vệ sinh - Ăn ngủ

(MT 10)

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

(MT 84, MT 75)

Trả Trẻ

Trả Trẻ

(MT 45)

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÀNG NGÀY

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Đón Trẻ

Đón trẻ

(MT 72)

1. Kiến thức: Trẻ  chào cô, bố mẹ và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh của lớp.

2.  Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát và giao tiếp cho trẻ mạnh dạn, tự tin.

3. Thái độ: Trẻ vui vẻ, hứng thú thích đến trường, đến lớp.

4. Phương pháp: Quan sát - Đàm thọai - Thực hành

Lớp học gọn gàng, sạch sẽ

Cô gần gủi, thân thiện, trang phục của cô lịch sự
Một số trò chơi, đồ chơi….

- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc nhở trẻ chủ động chào cô khi đến lớp,

- Để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. 

- Trò chuyện với trẻ về tên, tuổi, giới tính của bản thân và các thành viên trong gia đình của mình

Thể Dục Sáng

- Trẻ thực hiện các động tác theo bài hát: “Vườn cây của ba”

(MT 1)

1. Kiến thức: Trẻ thực hiện cùng cô các động tác phát triển vận động tay, bụng, chân qua bài hát, bản nhạc. Tham gia một số trò chơi tập thể.

2. Kỹ năng: Rèn phát triển toàn diện các cơ,  khả năng trẻ thực hiện theo hiệu lệnh, theo nhạc, giúp trẻ phát triển thể lực, tinh thần sảng khoái khi ra sân.                            

3. Thái độ: Trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động cùng cô và các bạn.   

4.Phương pháp: Quan sát - Thực hành

- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng đảm bảo an toàn cho trẻ

- Trang phục gọn gàng thoải mái,

- Một số dụng cụ như: Vòng, gậy, bông tua….. Loa, nhạc       

- Trẻ khởi động theo nhạc.

- Thực hiện theo nhịp bài hát: “Vườn cây của ba

- Hô hấp: Hít vào, thở ra.

+ ĐT Tay: Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân.

+ ĐT Lườn: Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái.

+ ĐT Chân:  Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.

- Trẻ thư giản nhẹ nhàng.

Chơi, Hoạt động ngoài trời

Chơi, Hoạt động ngoài trời

(MT 89, MT 96)

1. Kiến thức: Trẻ được dạo chơi, hít thở không khí trong lành của buổi sáng. Biết thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn trong các hoạt động. Tuân thủ theo quy tắc chơi, luật chơi. Sử dụng các vật liệu tự nhiên để thực hiện ý định chơi.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi tham gia các trò chơi, khéo léo. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho trẻ trong mối quan hệ giữa các nhóm chơi. Trẻ tích cực tham gia vào trò chơi.

3. Thái độ: Đoàn kết khi tham gia các hoạt động, vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành.

- Sân bải rộng, thoáng mát.

- Phấn, hột hạt, giấy, kéo, đồ chơi lắp ghép, tranh ảnh về gia đình, đồ dùng và các thành viên trong gia đình.

1. Dạo chơi, quan sát.

- Cô và trẻ quan sát thiên nhiên, thời tiết vào buổi sáng.

+ Thời tiết hôm nay thế nào các bạn?

+ Với thời tiết này các bạn thích làm gì?

+ Trời nắng thế này ba mẹ các bạn đi làm rất vất vả đấy, vậy chúng ta phải làm gì để ba mẹ yên lòng.

Cô gợi ý trẻ trả lời và giải quyết một số tình huống theo khả năng, nhu cầu, sáng tạo, hứng thú của trẻ.

2. Trò chơi:

a) Trò chơi vận động: “Ai nhanh hơn”

* Cách chơi: Chơi cả lớp ở ngoài sân. Chia làm hai đội (số người bằng nhau). Cô vẽ 1 vòng tròn có đường kính là 30cm, đặt ống cắm cờ vào giữa vòng ròn và cắm các lá cờ có gắn chữ cái (lá cờ phải được cắm thẳng để trẻ nhìn rõ mặt chữ). Từ vòng ròn đặt ống cắm cờ khoảng 3 - 4m ở hai đầu sân cô kẻ một vạch mốc. Cô cho các cháu của hai đội lên đứng ở vạch mốc, quay mặt về phía ống cắm cờ. Khi nghe hiệu lệnh của cô: Chuẩn bị: "Cướp cờ chữ ơ". Hai cháu chạy nhanh tới lấy cờ có chữ ơ. Cháu nào lấy đúng cờ chữ ơ và chạy nhanh về đội của mình là thắng cuộc (khi lấy cờ không được chạm người vào nhau)
Cô lại gọi tiếp hai cháu khác lên cướp cờ. Chơi cho đến hết cờ cắm ở ống. Đội nào lấy được nhiều cờ và đúng chữ là thắng cuộc.

- Lớp thực hiện: Cô bao quát trẻ, nhắc nhở trẻ phải chạy thật nhanh để lấy cờ về cho đội của mình để giành phần chiến thắng, các thành viên trong đội cần cỗ vũ cho đội của mình thật nhiệt tình lên nhé

b). Trò chơi dân gian: “Chi chi chành chành”

* Cách chơi: Đứng thành vòng tròn, xoè bàn tay ra, trẻ đứng xung quanh cô và cùng đặt 1 ngón trỏ vào lòng bàn tay cô, tất cả đồng thanh đọc bài ca dao.

- Khi đọc đến “ập”, cô nắm chặt bàn tay lại, trẻ phải rút thật nhanh ngón tay của mình ra, nếu không sẽ bị bắt lại. Nếu không bắt được tay trẻ nào, cô và trẻ sẽ thực hiện lại cho đến khi có trẻ rút tay chậm và bị cô bắt được, giữ lại đứng bên cô. Sau đó, cô yêu cầu cả nhóm chạy nhanh đến chạm tay vào một vật bất kì hoặc một người nào đó. Khi trẻ chạm tay vào vật xong phải ngồi thụp xuống, 2 tay chóng hông nhảy bật cóc về lại chỗ cô ngồi. Khi cô ra hiệu lệnh cho cả nhóm chạy xong, cô thả tay cho trẻ bị bắt chạy đuổi theo bắt các bạn. Nếu trẻ nào chạy chậm bị bạn chạm vào vai coi như bị bắt phải thay chỗ cho bạn. 

- Lớp thực hiện: Cô bao quát, động viên trẻ đọc to bài ca dao và cố gắng chụp lấy tay bạn nhanh và chính xác.

3. Chơi tự do.

- Trẻ chơi tự do theo ý thích, cô bao quát, động viên, gợi ý, tạo tình huống để trẻ xử lý tình huống, khuyến khích trẻ chơi. Có mặt kịp thời lúc trẻ cần.  

* Nhận xét sau khi chơi.

- Sau khi trẻ chơi xong cô nhận xét từng trò chơi xem trẻ thích thú với trò chơi nào và động viên trẻ lần sau cố gắng chơi tốt hơn.

Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc

+ Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé.

+ Góc phân vai: Mẹ - con ; Bán hàng.

+ Góc tạo hình: Trang trí ngôi nhà của bé từ các nguyên vật liệu khác nhau.

+ Góc nghệ thuật: Hát các bài hát theo ý thích.

+ Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa nhà bé

(MT 102, MT 101)

1. Kiến thức: Trẻ lựa chọn góc chơi, thể hiện được các vai chơi, thảo luận, chia sẻ, phối hợp liên kết các nhóm trong khi chơi.

2. Kỹ năng: Trẻ thể hiện kỹ năng chơi và khéo léo, sáng tạo trong quá trình chơi. Giao tiếp với nhóm bạn cùng chơi.

3. Thái độ: Trẻ tích cực hoạt động, đoàn kết nhường nhịn trong khi chơi, bảo vệ, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành.

+ Góc phân vai: Đồ dùng nấu như: Nồi, chén, đũa, rổ, ...

+ Góc xây dựng: Gạch, cát, bàn ghế, cây xanh, hàng rào, ngôi nhà... 

+ Góc nghệ thuật: Xắc xô, phách trẻ, nhạc, micro…

+ Góc tạo hình: Các nguyên vật liệu mở: Hình học, lá cây, nắp chai, que đè lưỡi, ống hút, bông tăm...

+ Góc thiên nhiên: dụng cụ chăm sóc cây, xô, cào, bình tưới....

Hoạt động 1: Thoả thuận trước khi chơi

Cô cho trẻ quan sát và gợi hỏi để trẻ nói lên những góc chơi. Nêu ý tưởng của trẻ. Ví dụ: Góc chơi đó chơi những gì? 

- Trẻ chọn góc chơi theo ý thích của trẻ.

Hoạt đông 2: Quá trình chơi

- Cho trẻ thỏa thuận vai chơi và lựa chọn nguyên vật liệu chơi theo sự sáng tạo của trẻ.

- Cô đến từng góc chơi tạo cơ hội để trẻ được bộc lộ hết khả năng của trẻ, cô đưa ra nhiều tình huống cho trẻ để trẻ giao tiếp và cùng nhau xử lý tình huống cô đưa ra, thể hiện vai chơi của mình một cách xuất sắc.

- Đổi vai chơi giữa các nhóm với nhau.

Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi

- Đến từng góc chơi tạo tình huống để trẻ giới thiệu về góc chơi cũng như sản phẩm của mình. Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định. Cô nhận xét chung và khen ngợi buổi chơi.

Ăn ngủ

Vệ sinh - Ăn ngủ

(MT 10)

1. Kiến thức: Trẻ kể tên các món ăn hàng ngày, trẻ ăn hết xuất biết ăn đủ các chất để cao lớn và khỏe mạnh, biết giúp cô kê bàn nghế chuẩn bị cho bữa ăn. Trẻ tự giác và biết ngủ đúng giờ, đúng giấc có lợi cho sức khỏe. Trẻ giữ vệ sinh trước và sau khi ăn.

2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng: Ăn chậm, nhai kỹ, xúc cơm gọn gàng khi ăn, không làm rơi vãi. Rèn kỹ năng tự phục vụ: kê bàn ghế chuẩn bị cho giờ ăn, rửa tay trước khi ăn, tự đi bê bát cơm, biết cất bát, thìa sau khi ăn xong vào đúng nơi quy định. Rèn trẻ thói quen nền nếp ngủ đúng giờ, tự phục vụ bản.

3. Thái độ: Trẻ phấn khởi, hào hứng với các món ăn. Qua giờ vệ sinh, ăn, ngủ giáo dục trẻ biết mời cô mời bạn trước khi ăn, trong khi ăn không cười đùa, nói chuyện, ăn xong không được chạy nhảy nô đùa, tự vệ sinh cá nhân, vui vẻ khi đi ngủ.

4. Phương pháp: Quan sát - Thực hành

- Trang phục của cô gọn gàng (đeo tạp dề, khẩu trang, mũ). Dụng cụ đựng và chia thức ăn. Đồ đựng bát thìa sau khi ăn xong.

- Bàn, ghế, bát, thìa,  khăn lau, đĩa đựng cơm rơi, khăn lau miệng, cốc uống nước.

- Cô gợi ý trẻ thực hiện 1 số công việc để chuẩn bị ăn trưa, trẻ giới thiệu các món ăn trong ngày,

- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất để đảm bảo súc khỏe

- Động viên khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần ăn, ngủ đủ giấc. 

- Lưu ý đến những trẻ cá biệt. Rèn kỹ năng vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng.

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

(MT 84, MT 75)

1. Kiến thức: Trẻ tham gia cách chơi trò chơi tập thể , đọc thơ, hát, kể chuyện, biết giao lưu giữacác nhóm chơi theo ý thích. Biết giúp cô sắp xếp, lau dọn các góc chơi.

2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ khả năng tập trung, chú ý, mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào hoạt động vui chơi.

3. Thái độ: Trẻ hứng thú, đoàn kết khi tham gia vào trò chơi và hoạt động chơi theo ý thích.

Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định khi chơi xong.

4. Phương pháp: Quan sát - Thực hành – Trải nghiệm

- Đồ dùng, đồ chơi ở các nhóm chơi.

- Phòng học sạch sẽ, gọn gàng, một số trò chơi, bài thơ, câu chuyện, bài hát, nhạc…

- Trò chuyện với trẻ về gia đình của mình đưa ra các tình huống: Bé hãy nói về địa chỉ gia đình mình (Tên đường, số nhà, số điện thoại của bố, mẹ) ? Trong gia đình mình có những thành viên nào ? Bố, mẹ, anh chị, bản thân trẻ....

- Hướng trẻ về các nhóm chơi theo ý thích của trẻ

- Trẻ biết cất dọn đồ dùng đồ chơi

- Nêu gương - Bình cờ cuối ngày.

Trả Trẻ

Trả Trẻ

(MT 45)

1. Kiến thức: Trẻ được rửa tay, rửa mặt sạch sẽ bằng nước sạch trước khi ra về. Trẻ biết được địa chỉ nhà, Số điện thoại của người thân khi được hỏi và trò chuyện

- Trẻ ra về có đầy đủ đồ dùng cá nhân.

2. Kỹ năng: Rèn trẻ có kỹ năng tự phục vụ, mạnh dạn, giao tiếp.

3. Thái độ: Vui vẻ, chào hỏi cô giáo, các bạn, bố mẹ…trước khi về.

4. Phương pháp: Quan sát - Thực hành 

- Nước sạch có vòi, chậu đựng khăn sạch, khăn bẩn và xà phòng thơm, khăn khô trải nền, khăn khô để lau tay.

-  Đồ dùng cá nhân của trẻ….

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, quần áo gọn gàng – chơi tự do.

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ để trả trẻ.

- Trẻ biết được địa chỉ nhà, Số điện thoại của người thân khi được hỏi và trò chuyện

 

Thứ hai, 28/10/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTTC

Bò dích dắc qua 7 điểm

(MT 5)

1. Kiến thức:Trẻ thực hiện vận động bò dích dắc qua 7 điểm, phối hợp tay mắt trong vận động bò.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn, linh hoạt.

3. Thái độ: Trẻ hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động của cô.

4. Phương pháp: Quan sát – thực hành

- Xắc xô, 2 đường dích dắc.

- Ly nhựa, rổ

Hoạt động 1: Khởi động

- Cô cho trẻ thực hiện các động tác khởi động theo nhạc bài hát sôi động.

Hoạt động 2: Trọng động

* Bài tập phát triển chung: Trẻ thực hiện các động tay, bụng, chân theo bài hát “Mình đi đâu thế bố ơi”

- Nhấn mạnh động tác: Tay.

* Vận động cơ bản: “Bò dích dắc qua 7 điểm”

- Cô tạo tình huống xuất hiện những vật để dích dắc cho trẻ quan sát, gợi hỏi trẻ con sẽ chơi gì với cách sắp xếp như vậy.

- Sau khi trẻ nêu lên các ý tưởng chơi của trẻ  và cô hướng trẻ cách chơi Bò dích dắc qua 7 điểm.

- Lần lượt cho trẻ lên thực hiện, 2 đội thi đua với nhau. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. Trẻ thực hiện, cô quan sát động viên để trẻ thực hiện tốt hơn.

- Cô nầng dần độ khó cho trẻ chơi.

* Trò chơi: “Thi ai nhanh” 

- Mỗi bạn sẽ lấy bóng bay cúi vào trong ly nhựa thổi làm sao nhắc được ly nhựa lên bỏ vào rổ. Đội nào lấy được nhiều ly hơn đội đó sẽ thắng.

Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu, đấm bóp vai chân tay cho bạn cho mình.

Thứ ba, 29/10/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTNT

So sánh chiều cao của 3 đối tượng

(MT 36)

1. Kiến thức: Trẻ so sánh, sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng và diễn đạt được kết quả: Cao nhất, thấp hơn, thấp nhất.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh, sắp xếp và diễn đạt được kết quả.

3. Thái độ: Trẻ yêu quý những người thân trong gia đình. Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành.

- Mô hình nhà bạn An có 2 ngôi nhà ( ngôi nhà thấp, ngôi nhà cao)

-  Cây dừa, cây hoa, cây rau ( cây dừa cao, cây hoa, rau thấp )

- Mỗi trẻ có 3 thành viên trong gia đình có chiều cao khác nhau.

Hoạt động 1: “Bé cùng khám phá” 

- Cô tạo tình huống đưa trẻ đến thăm quan nhà bạn An. Ai có nhận xét gì về khu vườn nhà bạn An? Ai có ý kiến khác? (còn có cây xanh nữa..)

- Các cây trong khu vườn nhà bạn An như thế nào? Vì sao con biết? Ai có ý kiến bổ sung? Ai có nhận xét gì về chiều cao của ngôi nhà bạn?

- Chúng mình vừa thăm nhà ai? Vậy để biết gia đình bạn An  có bao nhiêu thành viên. Hôm nay cô và các bạn cùng nhau tìm hiểu nhé.

- Gia đình bạn An có bao nhiêu thành viên nào? Cho trẻ xếp ra.

- Ai có nhận xét gì về chiều cao của bố và mẹ bạn An nào? Vì sao con biết ?

- Tạo tình huống mẹ bạn An đi làm. Trẻ cất người mẹ và tạo tình huống bạn An đi học về. Cho bạn An đứng cạnh Bố.

- Bạn nào có nhận xét gì về chiều cao của Bố và bạn An? 

- Mẹ đi làm về trẻ xếp mẹ đứng cạnh bố, bạn An đứng cạnh mẹ. Ai có nhận xét gì về chiều cao của bố, mẹ và bạn An nào?

- Bố so với mẹ và bạn An như thế nào? Cao nhất so với ai? Vậy Bố cao nhất so với Mẹ và bạn An  nên được gọi là cao nhất.

- Mẹ so với bố và bạn An như thế nào? Vậy Mẹ cao hơn bạn An và thấp hơn bố nên được gọi là thấp hơn.  Bạn An so với mẹ và bố như thế nào? Bạn An thấp nhất so với mẹ và bố nên gọi là thấp nhất.

Hoạt động 2: Trò chơi “Tìm người thân”

- Trẻ vừa hát và đi vòng  quanh lớp khi đến câu “Anh em ơi chụm lại chụm mấy bạn ơi” Trẻ chụm 3 bạn với nhau và so sánh chiều cao của 3 người thân trong gia đình.

- Trẻ chụm thành nhóm và so sánh chiều cao của 3 người thân. Để xây được những ngôi nhà giống của bạn An vậy chúng mình tạo 3 nhóm tượng trưng cho 3 gia đình để cùng xây ngôi nhà nhé.

Hoạt động 3: Trò  chơi “Chơi xếp nhà”

- Cô gợi ý, động viên trẻ nêu lên ý tưởng chơi với những đồ dùng có trong rổ.

- Chia 3 đội, mỗi đội phải xếp 3 ngôi nhà có chiều cao khác nhau và trồng cây vào cho ngôi nhà đó.

Thứ tư, 30/10/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTTM

Vận động "nhà của tôi"

(MT 101)

1. Kiến thức: Trẻ vận động nhịp nhàng, uyển chuyển theo giai điệu, nhịp điệu của bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa”.

2. Kỹ năng: Trẻ tự tin mạnh dạn khi biểu diễn. Trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát.

3. Thái độ: Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động.

4. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, thực hành.

Máy tính, nhạc các bài hát.

* Hoạt động 1: Tài năng tỏa sáng.

- Trẻ nghe giai điệu bài hát và đoán tên bài hát.

- Cô và trẻ cùng hát bài hát.

- Để bài hát được sôi động hơn thì mời các bạn cùng vận động.

- Trẻ cùng cô vận động theo giai điệu bài hát.

- Trẻ vận động dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Động viên khuyến khích trẻ sáng tạo.

* Hoạt động 2: Bé cùng thưởng thức.

- Đến với chương trình “Bé yêu âm nhạc” hôm nay ban tổ chức cũng gửi đến chúng ta bài hát “Chiều nay em đi câu cá”.

- Cô hát cho trẻ nghe.

- Trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài hát cùng cô.

* Hoạt động 3: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.                              

- Trẻ nói lên ý tưởng chơi.

- Cô nêu luật chơi, cách chơi.

- Cô tổ chức trẻ chơi, trẻ tham gia chơi dưới sự giám sát của cô.

- Cô tuyên dương, khen ngợi trẻ kịp thời.

Thứ năm, 31/10/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTTC - KNXH

Dạy trẻ kĩ năng nói lời yêu thương

(MT 89)

1. Kiến thức: Trẻ hiểu được ý nghĩa của những lời nói yêu thương. Thể hiện lời nói yêu thương với mọi người

2. Kỹ năng: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, ghi nhớ, chú ý.

3. Thái độ: Trẻ yêu thương, tôn trọng mọi người xung quanh.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành
- Tranh ảnh.

- Tranh ảnh.

- Nhạc bài hát về gia đình.

* Gây hứng thú: Chơi trò chơi “ Trái tim yêu thương”

Hoạt động 1: Bé trao yêu thương

- Chúng mình thấy điều gì xảy ra khi bạn Nguyệt giúp đỡ em Ngân.

- Vì sao em Ngân đã biết tự đứng lên xin lỗi chị của mình.

- Các con ạ có những câu nói làm cho người khác cảm thấy buồn chán nhưng có những câu nói làm cho những người khác cảm thấy vui vẻ hơn cố gắng hơn.

- Cô khơi gợi cho trẻ nói những lời nói yêu thương. Bạn nào đã trao những lời nói yêu thương của mình đến mọi người xung quanh nào?

- Khi nói lời yêu thương với mọi người thì mọi người cảm thấy thế nào?

- Vì vậy các con phải thường xuyên nói thật nhiều những lời nói yêu thương nhé!

Hoạt động 2: Trò chơi 

*Trò chơi 1: Rung chuông vàng.

-  Cô đưa ra các tình huống cho trẻ giải quyết. Trẻ đưa ra ý kiến chính xác của mình.

*Trò chơi 2: Đi tìm trái tim yêu thương

- Chia thành 3 đội: Mỗi đội đi tìm những hình ảnh yêu thương sau trái tim gắn lên cây yêu thương. Đội nào tìm đúng và gắn được nhiều trái tim nhất đội đó sẽ giành chiến thắng.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét, tuyên dương trẻ.

Thứ sáu, 01/11/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

Lv pttm

Ngôi nhà bé yêu

(MT 102)

1. Kiến thức: Trẻ biết tạo thành ngôi nhà từ những nguyên vật liệu khác nhau

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sắp sếp hình, Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay.

3. Thái độ: Trẻ yêu quí và bảo vệ ngôi nhà của mình.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành

- Vở, giấy màu, kéo., hồ dán, màu, ....

- Nhạc bài hát “ Nhà của tôi”

*Gây hứng thú: Trẻ chơi trò chơi “Oẳn tù tì”. Từ những đồ dùng này tạo ra được những gì?

Hoạt động 1. Bé cùng khám phá

- Cho trẻ xem tranh, nêu lên cảm nhận của mình về ngôi nhà trong tranh.

- Cho trẻ hướng vào các hình ảnh chính như: Nhà như thế nào? Các cửa sổ như thế nào? Màu sắc ra sao? Ngôi nhà có những hình gì?

- Cô gợi hỏi, tạo ra các tình huống để trẻ trả lời các ý tưởng về cách làm ngôi nhà .... sắp xếp để thành ngôi nhà đẹp.

Hoạt động 2: “Bé thể hiện tài năng” 

- Khi trẻ thực hiện cô bao quát trẻ gợi ý để trẻ thực hiện tốt sản phẩm của mình. Khuyến khích trẻ sáng tạo.

Hoạt động 3: “Cảm nhận của bé”

- Trẻ trưng bày sản phẩm của mình. Các con có cảm nhận gì về sản phẩm của bạn. Con thích sản phẩm nào? Vì sao lại thích? 

- Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ kịp thời.

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3

Đồ dùng trong gia đình

Từ ngày 04/11/2024 đến ngày 08/11/2024

Giáo viên thực hiện: HANG NGUYEN
HOẠT ĐỘNG THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU
Đón Trẻ

Đón trẻ

(MT 84)

Thể Dục Sáng

- Trẻ thực hiện các động tác theo bài hát: “Vườn cây của ba”

(MT 1)

Chơi, Hoạt động ngoài trời

Chơi, hoạt động ngoài trời

(MT 89, MT 96)

Hoạt động học

LVPTTC

Tung lên cao và bắt bóng

(MT 4)

LVPTNT

Một số đồ dùng trong gia đình 

(MT 44)

LVPTTM

Nặn đồ dùng trong gia đình theo ý thích

(MT 112)

LVPTNN

Truyện “Hai anh em”

 

(MT 62)

LVPTTM

Vận động bài “Đồ dùng bé yêu”

(MT 101)

Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc

+ Góc xây dựng: Xây cửa hàng bách hóa

+ Góc nghệ thuật : Biểu diễn văn nghệ

+ Góc học tập : Sao chép chữ cái, đếm, so sánh các nhóm đồ dùng

+ Góc thư viện: Kể chuyện, xem tranh ảnh về đồ dùng gia đình.

+ Góc phát triển vận động: Lắp ghép, xâu hột hạt…

(MT 70, MT 101)

Ăn ngủ

Vệ sinh - Ăn ngủ

(MT 10)

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

(MT 15, MT 70)

Trả Trẻ

Trả Trẻ

(MT 72)

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÀNG NGÀY

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Đón Trẻ

Đón trẻ

(MT 84)

1. Kiến thức: Trẻ  chào cô, bố mẹ và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh của lớp.

2. Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát và giao tiếp cho trẻ mạnh dạn, tự tin.

3. Thái độ: Trẻ vui vẻ, hứng thú thích đến trường, đến lớp.

4. Phương pháp: Quan sát - Đàm thọai - Thực hành

Lớp học gọn gàng, sạch sẽ

Cô gần gủi, thân thiện, trang phục của cô lịch sự
Một số trò chơi, đồ chơi….

- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc nhở trẻ chào cô khi đến lớp,

- biết để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ 

Thể Dục Sáng

- Trẻ thực hiện các động tác theo bài hát: “Vườn cây của ba”

(MT 1)

1. Kiến thức: Trẻ thực hiện cùng cô các động tác phát triển vận động tay, bụng, chân qua bài hát, bản nhạc. Tham gia một số trò chơi tập thể.

2. Kỹ năng: Rèn phát triển toàn diện các cơ,  khả năng trẻ thực hiện theo hiệu lệnh, theo nhạc, giúp trẻ phát triển thể lực, tinh thần sảng khoái khi ra sân.                            

3. Thái độ: Trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động cùng cô và các bạn.   

4. Phương pháp: Quan sát - Thực hành

- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng đảm bảo an toàn cho trẻ

- Trang phục gọn gàng thoải mái,

- Một số dụng cụ như: Vòng, gậy, bông tua….. Loa, nhạc       

- Trẻ khởi động theo nhạc.

-  Thực hiện theo nhịp bài hát: “Vườn cây của ba”

- Hô hấp: Hít vào, thở ra.

+ ĐT Tay: Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.

+ ĐT Bụng: Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông.

+ ĐT Chân:  Đưa chân ra phía trước, phía sau.

- Trẻ thư giản nhẹ nhàng.

Chơi, Hoạt động ngoài trời

Chơi, hoạt động ngoài trời

(MT 89, MT 96)

1. Kiến thức: Trẻ được dạo chơi, hít thở không khí trong lành của buổi sáng. Tuân thủ theo quy tắc chơi, luật chơi.

- Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn khi chơi

- Biết giữ gìn vệ sinh cất dọn đồ dùng đồ chơi

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi tham gia các trò chơi, khéo léo. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho trẻ trong mối quan hệ giữa các nhóm chơi. Trẻ tích cực tham gia vào trò chơi.

3. Thái độ: Đoàn kết khi tham gia các hoạt động, vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành.

- Sân bải rộng, thoáng mát.

- Phấn, hột hạt, giấy, kéo, đồ chơi lắp ghép, tranh ảnh về gia đình, đồ dùng và các thành viên trong gia đình.

1. Dạo chơi, quan sát

- Cô và trẻ quan sát thiên nhiên, thời tiết vào buổi sáng.

- Cô làm ảo thuật biến ra các đồ dùng trong gia đình.

+ Đây là đồ dùng gì?

+ Được sử dụng ở đâu?

Cô gợi ý trẻ trả lời và giải quyết một số tình huống theo khả năng, nhu cầu, sáng tạo, hứng thú của trẻ.

2. Trò chơi

a) Trò chơi vận động: “Tìm về đúng nhà”

* Cách chơi: Cô cho trẻ biết có hai ngôi nhà. Mỗi ngôi nhà dành cho tất cả những ai có chung một dấu hiệu nào đó (Ví dụ: Một nhà cho những ai mặc áo cộc tay, một nhà cho những ai mặc áo dài tay). Khi cô nói: "Trời mưa" kèm theo hiệu lệnh lắc xắc xô, ai cũng mau chóng về đúng nhà của mình. Ai về nhầm nhà là thua cuộc. Sau đó cô đi đến từng nhà hỏi trẻ vì sao đứng ở nhà này (hoặc ngôi nhà này dành cho ai).

Trò chơi có thể tiếp tục với các dấu hiệu khác như: Các bạn trai (bạn gái). Các bạn đi dép (đi giày). Các bạn quàng khăn (không quàng khăn ...). Khi trẻ đã chơi tốt cô khuyến khích trẻ tự chọn đặc điểm để chia trẻ thành 2 nhóm.

- Lớp thực hiện: Cô bao quát trẻ, nhắc nhở trẻ phải về đúng ngôi nhà của mình.

b). Trò chơi dân gian: “Kéo co”

* Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội chơi có số lượng trẻ bằng nhau. Xếp thành 2 hàng dọc đứng đối diện nhau. Mỗi đội chọn 1 trẻ khỏe đứng đầu hàng, các thành viên trong đội cầm lấy dây thừng. Khi có hiệu lệnh thì tất cả kéo mạnh về phía mình. Nếu người đúng đầu hàng của mỗi đội dẫm vào vạch trước thì đội đó sẽ thua cuộc

- Cô bao quát, động viên trẻ kịp thời.

3. Chơi tự do

- Trẻ chơi tự do theo ý thích, cô bao quát, động viên, gợi ý, tạo tình huống để trẻ xử lý tình huống, khuyến khích trẻ chơi. Có mặt kịp thời lúc trẻ cần.  

* Nhận xét sau khi chơi.

- Sau khi trẻ chơi xong cô nhận xét từng trò chơi xem trẻ thích thú với trò chơi nào và động viên trẻ lần sau cố gắng chơi tốt hơn.

Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc

+ Góc xây dựng: Xây cửa hàng bách hóa

+ Góc nghệ thuật : Biểu diễn văn nghệ

+ Góc học tập : Sao chép chữ cái, đếm, so sánh các nhóm đồ dùng

+ Góc thư viện: Kể chuyện, xem tranh ảnh về đồ dùng gia đình.

+ Góc phát triển vận động: Lắp ghép, xâu hột hạt…

(MT 70, MT 101)

1. Kiến thức: Trẻ lựa chọn góc chơi, thể hiện được các vai chơi, thảo luận, chia sẻ, phối hợp liên kết các nhóm trong khi chơi.

2. Kỹ năng: Trẻ thể hiện kỹ năng chơi và khéo léo, sáng tạo trong quá trình chơi. Giao tiếp với nhóm bạn cùng chơi.

3. Thái độ: Trẻ tích cực hoạt động, đoàn kết nhường nhịn trong khi chơi, bảo vệ, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành.

+ Góc xây dựng: Gạch, bàn ghế, cây xanh, hàng rào, ngôi nhà... 

+ Góc nghệ thuật: Xắc xô, phách trẻ, nhạc, micro…

+ Góc học tập: Chữ cái và hình ảnh về đồ dùng gia đình.

+ Góc thư viện: Tranh ảnh về đồ dùng trong gia đình.

+ Góc phát triển vận động: Đồ lắp ghép, xâu hột hạt...

Hoạt động 1: Thoả thuận trước khi chơi

Cô cho trẻ quan sát và gợi hỏi để trẻ nói lên những góc chơi. Nêu ý tưởng của trẻ. Ví dụ: Góc chơi đó chơi những gì? 

- Trẻ chọn góc chơi theo ý thích của trẻ.

Hoạt đông 2: Quá trình chơi

- Cho trẻ thỏa thuận vai chơi và lựa chọn nguyên vật liệu chơi theo sự sáng tạo của trẻ.

- Cô đến từng góc chơi tạo cơ hội để trẻ được bộc lộ hết khả năng của trẻ, cô đưa ra nhiều tình huống cho trẻ để trẻ giao tiếp và cùng nhau xử lý tình huống cô đưa ra, thể hiện vai chơi của mình một cách xuất sắc.

- Đổi vai chơi giữa các nhóm với nhau.

Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi

- Đến từng góc chơi tạo tình huống để trẻ giới thiệu về góc chơi cũng như sản phẩm của mình. Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định. Cô nhận xét chung và khen ngợi buổi chơi.

Ăn ngủ

Vệ sinh - Ăn ngủ

(MT 10)

1. Kiến thức: Trẻ kể tên các món ăn hàng ngày, trẻ ăn hết xuất biết ăn đủ các chất để cao lớn và khỏe mạnh, biết giúp cô kê bàn nghế chuẩn bị cho bữa ăn. Trẻ tự giác và biết ngủ đúng giờ, đúng giấc có lợi cho sức khỏe. Trẻ giữ vệ sinh trước và sau khi ăn.

2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng: Ăn chậm, nhai kỹ, xúc cơm gọn gàng khi ăn, không làm rơi vãi. Rèn kỹ năng tự phục vụ: kê bàn ghế chuẩn bị cho giờ ăn, rửa tay trước khi ăn, tự đi bê bát cơm, biết cất bát, thìa sau khi ăn xong vào đúng nơi quy định. Rèn trẻ thói quen nền nếp ngủ đúng giờ, tự phục vụ bản.

3. Thái độ: Trẻ phấn khởi, hào hứng với các món ăn. Qua giờ vệ sinh, ăn, ngủ giáo dục trẻ biết mời cô mời bạn trước khi ăn, trong khi ăn không cười đùa, nói chuyện, ăn xong không được chạy nhảy nô đùa, tự vệ sinh cá nhân, vui vẻ khi đi ngủ.

4. Phương pháp: Quan sát - Thực hành

- Trang phục của cô gọn gàng (đeo tạp dề, khẩu trang, mũ). Dụng cụ đựng và chia thức ăn. Đồ đựng bát thìa sau khi ăn xong.

- Bàn, ghế, bát, thìa,  khăn lau, đĩa đựng cơm rơi, khăn lau miệng, cốc uống nước.

- Cô gợi ý trẻ thực hiện 1 số công việc để chuẩn bị ăn trưa,

- Trẻ giới thiệu các món ăn trong ngày, trẻ ăn hết xuất biết ăn đủ các chất để cao lớn và khỏe mạnh

- Động viên khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần ăn, ngủ đủ giấc. 

-  Rèn kỹ năng vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng.

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

(MT 15, MT 70)

1. Kiến thức: Trẻ tham gia cách chơi trò chơi tập thể , đọc thơ, hát, kể chuyện, biết giao lưu giữacác nhóm chơi theo ý thích. Biết giúp cô sắp xếp đồ chơi

2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ khả năng tập trung, chú ý, mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào hoạt động vui chơi.

3. Thái độ: Trẻ hứng thú, đoàn kết khi tham gia vào trò chơi và hoạt động chơi theo ý thích.

Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định khi chơi xong.

4. Phương pháp: Quan sát - Thực hành – Trải nghiệm

Đồ dùng, đồ chơi

Phòng học sạch sẽ, gọn gàng, một số trò chơi, bài thơ, câu chuyện, bài hát, nhạc…

- Tổ chức cho trẻ sao chép tên đồ dùng, dụng cụ trong gia đình.

- Tham gia chơi ở các nhóm, nhắc nhở trẻ chơi xong thu dọn và cất đồ dùng đúng quy định.

- Nêu gương - Bình cờ cuối ngày

Trả Trẻ

Trả Trẻ

(MT 72)

1. Kiến thức: Trẻ được rửa tay, rửa mặt sạch sẽ bằng nước sạch trước khi ra về.

- Biết được bố mẹ người thân, không ra về đi theo người lạ

- Trẻ ra về có đầy đủ đồ dùng cá nhân.

2. Kỹ năng: Rèn trẻ có kỹ năng tự phục vụ, mạnh dạn, giao tiếp.

3. Thái độ: Vui vẻ, chào hỏi cô giáo, các bạn, bố mẹ…trước khi về.

4. Phương pháp: Quan sát - Thực hành 

- Nước sạch có vòi, chậu đựng khăn sạch, khăn bẩn và xà phòng thơm, khăn khô trải nền, khăn khô để lau tay.

- Đồ dùng cá nhân của trẻ….

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, quần áo gọn gàng – chơi tự do.

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ để trả trẻ.

- Biết được bố mẹ người thân, không ra về đi theo người lạ

Thứ hai, 04/11/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTTC

Tung lên cao và bắt bóng

(MT 4)

1. Kiến thức:Trẻ thực hiện vận động Tung lên cao và bắt bóng.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn, linh hoạt.

3. Thái độ: Trẻ hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động của cô.

4. Phương pháp: Quan sát – thực hành

- Xắc xô, bóng

-  rổ.

Hoạt động 1: Khởi động

- Cô cho trẻ thực hiện các động tác khởi động theo nhạc bài hát sôi động.

Hoạt động 2: Trọng động

* Bài tập phát triển chung: Trẻ thực hiện các động tay, bụng, chân theo bài hát “Mình đi đâu thế bố ơi”

- Nhấn mạnh động tác: Tay.

* Vận động cơ bản: “Tung lên cao và bắt bóng”

- Cô tạo tình huống xuất hiện những vật để dích dắc cho trẻ quan sát, gợi hỏi trẻ con sẽ chơi gì với những quả bóng

- Sau khi trẻ nêu lên các ý tưởng chơi của trẻ  và cô hướng trẻ cách chơi Tung lên cao và bắt bóng

- Lần lượt cho trẻ lên thực hiện, 2 đội thi đua với nhau. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. Trẻ thực hiện, cô quan sát động viên để trẻ thực hiện tốt hơn.

- Cô nầng dần độ khó cho trẻ chơi.

* Trò chơi: “Thi ai nhanh” 

- Mỗi bạn sẽ lấy bóng bay cúi vào trong ly nhựa thổi làm sao nhắc được ly nhựa lên bỏ vào rổ. Đội nào lấy được nhiều ly hơn đội đó sẽ thắng.

Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu, đấm bóp vai chân tay cho bạn cho mình.

Thứ ba, 05/11/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTNT

Một số đồ dùng trong gia đình 

(MT 44)

1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, gọi tên được một số đồ dùng trong gia đình như: Bát, đũa, cốc ấm.

- Trẻ biết đặc điểm,chất liệu, công dụng của một số đồ dùng đó.

2. Kĩ năng:

- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ .

- Chơi trò chơi đúng luật.
3. Giáo dục:

- Trẻ hứng thú và tích cực hoạt động.

- Trẻ biết quý trọng, giữ gìn và bảo quản đồ dùng

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành.

- Bát, thìa, cốc thật, bát, thìa, cốc bằng đồ chơi, rổ nhưa con .

*Gây hứng thú:

- Cô cho trẻ đi siêu thị vừa đi vừa hát cùng trẻ hát bài: “Nhà của tôi”tới siêu thị cô cho trẻ đứng xung quanh quan sát và trả lời 1 số câu hỏi về đồ dung gia đình.

Hoạt động 1:Một số đồ dùng trong gia đình

Cô chia lớp 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một loại đồ dùng trong thời gian 2 phút. Sau đó đaị diện của các nhóm sẽ giới thiệu về đồ dùng nhóm mình tìm hiểu

Cô khái quát lần lượt các đồ dùng: Đĩa, cốc, ấm

- Ngoài ra, trong GĐ cũng còn rất nhiều đồ dùng khác nữa. Đố các con biết đó là gì nào? ( ti vi, tủ lạnh, đồng hồ, giường…).

GD: Để các đồ dùng trong GĐ được bền đẹp, các con nên chú ý khi sử dụng: giữ gìn cẩn thận, dùng xong cất đúng nơi quy định nhé

Hoạt động 2: Thi xem ai nhanh

- Trò chơi 1: Thi ai nhanh

+ Khi cô nói tên đồ dùng trẻ nói công dụng, khi cô nói công dụng trẻ nói tên đồ dùng

Trò chơi 2: Chung sức

- Trên bàn của các GĐ có rất nhiều đồ dùng khác nhau, khi bản nhạc bắt đầu, các thành viên đầu tiên của 3 GĐ sẽ lấy một đồ dùng theo yêu cầu của cô, gắn lên bảng.

Cho trẻ chơi

- Cô kiểm tra kết quả của 3 đội.

Thứ tư, 06/11/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTTM

Nặn đồ dùng trong gia đình theo ý thích

(MT 112)

1. Kiến thức: Trẻ dùng kỹ năng xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt, làm lõm… để nặn được một số đồ dùng gia đình theo ý thích, đặt tên cho sản phẩm.

2. Kỹ năng: Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay. Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ có chủ định.

3. Thái độ: Giữ gìn đồ dùng trong gia đình cẩn thận kẻo vỡ, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, tránh xa những đồ dùng nguy hiểm, dễ vỡ và biết yêu quý các sản phẩm mình tạo ra.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành

- Mô hình cửa hàng bán một số đồ dùng trong gia đình bát, thìa, đĩa, đũa, cốc, ấm, chén.

- Một số vật mẫu nặn bát, đĩa, đũa, thìa, hộp quà.

Hoạt động 1. Bé cùng khám phá

- Cô tạo tình huống nhà bạn búp bê mở khai trương cửa hàng để bán một số đồ dùng sinh hoạt hằng ngày trong gia đình.

- Cô gợi hỏi để trẻ kể tên các loại đồ dùng trẻ thấy ở cửa hàng nhà bạn búp bê. Đồ dùng để uống có những gì nào? Các loại đồ dùng đó làm bằng chất liệu gì đây ?

- Hôm nay trước khi ra về bạn búp bê đã tặng cho cô cháu mình một món quà đấy. Mời đại diện gia đình hoa vàng, hoa đỏ, hoa xanh lên mở quà. Cô cho cả lớp cùng gọi tên các món quà đó.

- Cô gợi hỏi, tạo ra các tình huống để trẻ trả lời các ý tưởng của mình về cách nặn đồ dùng của trẻ. Dùng những kỹ năng nào để nặn.

Hoạt động 2: “Bé thể hiện tài năng” 

- Khi trẻ thực hiện cô bao quát trẻ gợi ý để trẻ tạo ra các sản phẩm của mình. Khuyến khích trẻ sáng tạo.

Hoạt động 3: “Cảm nhận của bé”

- Trẻ trưng bày sản phẩm của mình. Gợi hỏi trẻ để trẻ nói lên cảm nhận của mình về sản phẩm của bạn của mình. Con thích sản phẩm nào? Vì sao con thích? 

- Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ kịp thời.

Thứ năm, 07/11/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTNN

Truyện “Hai anh em”

 

(MT 62)

1. Kiến thức: Trẻ hiểu nội dung truyện. Nhớ tên truyện, nêu được tính cách của từng nhân vật trong truyện, trẻ kể câu truyện sáng tạo.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng chú ý, kể rõ ràng, mạch lạc. Trả lời các câu hỏi của cô.

3. Thái độ: Tham gia tích cực vào các hoạt động. Trẻ yêu thương, giúp đỡ và chăm chỉ, tự giác làm những việc vừa sức mình.

4. Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.

- Tranh truyện “Hai anh em”, video câu truyện. Nhạc ...

Hoạt động 1. “ Bé thông minh”

- Cho chơi trò chơi “Oẳn tù tì” xuất hiện các nhân vật, cho trẻ đặt tên các nhân vật và xây dựng các tình huống, giao nhiệm vụ cho trẻ giải quyết.

- Cô khơi gợi hỏi ý tưởng của trẻ.

- Mời các nhóm lên lấy đồ dùng để thực hiện cái ý tưởng của nhóm mình.

- Mời trẻ đạt tên cho câu truyện của mình.

- Từ những bức tranh các nhóm làm ra cô cũng muốn chia sẻ với các bạn một câu truyện về hai anh em. 

Hoạt động 2. “Thử tài bé yêu”

- Cô đặt tên cho các nhận vật và kể truyện theo đoạn kết hợp các câu hỏi đàm thoại. Gợi ý cho trẻ kể nối tiếp nhau và nói lên cảm nhận về câu truyện vừa được nghe.

+ Sau khi ra khỏi nhà người anh gặp những ai? Người anh đã làm gì khi mọi người nhờ. Nhờ chịu khó mà người anh được thưởng những gì?

+ Còn người em khi ra khỏi nhà cũng gặp cánh đồng lúa, cánh đồng bông nhưng người em đã làm gì? Người em đã nói gì khi được các bác nông dân và cụ già nhờ? Và mọi người đã mắng người em như thế nào? Và người em đã phải chịu  sự trừng phạt gì?

+ Người anh khuyên người em thế nào? 

- Mời trẻ đặt tên cho câu truyện.

- Qua câu chuyện này các con học tập ai và không nên học gì ở tính cách người em?

 Hoạt động 3. Trò chơi “Vui cùng bé”

- Mời trẻ kể truyện sáng tạo theo đoạn, theo ý hiểu của câu truyện.

- Sau đó cô khuyến khích trẻ đối đáp lại lời thoại các nhân vật có trong câu truyện.

Thứ sáu, 08/11/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTTM

Vận động bài “Đồ dùng bé yêu”

(MT 101)

1. Kiến thức: Trẻ vận động múa nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe và vận động múa nhịp nhàng theo nhịp. Mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn.

3. Thái độ: Trẻ thể hiện tình cảm qua bài hát, cảm nhận giai điệu của bài hát.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành

- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách tre, mõ, trống, 

- Nhạc không lời bài hát “Đồ dùng bé yêu”.

Hoạt động 1: Bé thưởng thức âm nhạc

- Cô hát cho trẻ nghe, trẻ minh họa cùng cô.

- Cô cho trẻ nghe nhạc bài hát, trẻ tự cảm nhận và vận động theo giai điệu của bài hát.

Hoạt động 2: “Bé vui vận động”

- Trẻ cùng nhau hát bài: “Đồ dùng bé yêu”

- Trẻ cùng nhau vận động múa nhịp nhàng theo giai điệu bài hát.

- Lớp, tổ, nhóm, thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau.

- Cô mở nhạc và trẻ tự biểu diễn theo sự sáng tạo của trẻ. Mời 1 số trẻ lên thể hiện bài hát.

- Thông qua bài hát trẻ hiểu thêm về một số đồ dùng trong gia đình mình.

Hoạt động 3: Trò chơi: Vòng tròn tiết tấu”

-  Cô gợi hỏi trẻ nêu lên ý tưởng chơi của mình. 

- Cô tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét, tuyên dương trẻ

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 4

Nhu cầu của gia đình bé

Từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024

Giáo viên thực hiện: HANG NGUYEN
HOẠT ĐỘNG THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU
Đón Trẻ

Đón trẻ

(MT 45)

Thể Dục Sáng

- Trẻ thực hiện các động tác theo bài hát: “Nhà mình rất vui ”

(MT 1)

Chơi, Hoạt động ngoài trời

Chơi, hoạt động ngoài trời

(MT 89, MT 84)

Hoạt động học

LVPTTC

Bật liên tục vào vòng.

 

 

(MT 5)

LVPTTC - KNXH

Dạy trẻ kỹ năng sử dụng một số đồ dùng an toàn

(MT 96)

LVPTNT

Đếm, thêm bớt so sánh của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi  7

 

(MT 32)

LVPTNN

Làm quen chữ cái e, ê

 

(MT 69)

LVPTTM

Vẽ một số đồ dùng trong gia đình

(MT 103)

Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc

+ Góc xây dựng: Xây khu vườn nhà bé

+ Góc phân vai: Đóng vai các thành viên trong gia đình 

+ Góc Âm nhạc: múa hát, vận động các bài hát về chủ để gia đình

+ Góc tạo hình: Vẽ, cắt dán, nặn, làm tranh về gia đình của bé bằng hột hạt…

+ Góc thư viện: Xem tranh ảnh, kể chuyện theo tranh.

(MT 102, MT 62)

Ăn ngủ

Vệ sinh - Ăn ngủ

(MT 10)

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

(MT 44, MT 61)

Trả Trẻ

Trả Trẻ

(MT 72)

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÀNG NGÀY

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Đón Trẻ

Đón trẻ

(MT 45)

1. Kiến thức: Trẻ  chào cô, bố mẹ và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh của lớp.

2. Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát và giao tiếp cho trẻ mạnh dạn, tự tin.

3. Thái độ: Trẻ vui vẻ, hứng thú thích đến trường, đến lớp.

4. Phương pháp: Quan sát - Đàm thọai - Thực hành

Lớp học gọn gàng, sạch sẽ

Cô gần gủi, thân thiện, trang phục của cô lịch sự
Một số trò chơi, đồ chơi….

- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc nhở trẻ chủ động chào cô khi đến lớp,

- Để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. 

- Trò chuyện với trẻ về địa chỉ gia đình, số nhà, đường phố, thôn, xóm, số điện thoại....

Thể Dục Sáng

- Trẻ thực hiện các động tác theo bài hát: “Nhà mình rất vui ”

(MT 1)

1. Kiến thức: Trẻ thực hiện cùng cô các động tác phát triển vận động tay, bụng, chân qua bài hát, bản nhạc. Tham gia một số trò chơi tập thể.

2. Kỹ năng: Rèn phát triển toàn diện các cơ,  khả năng trẻ thực hiện theo hiệu lệnh, theo nhạc, giúp trẻ phát triển thể lực, tinh thần sảng khoái khi ra sân.                            

3: Thái độ: Trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động cùng cô và các bạn.   

4: Phương pháp: Quan sát - Thực hành

Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng đảm bảo an toàn cho trẻ

Trang phục gọn gàng thoải mái,

Một số dụng cụ như: Vòng, gậy, bông tua….. Loa, nhạc       

- Trẻ khởi động theo nhạc.

- Thực hiện theo nhịp bài hát: “Nhà mình rất vui”

- Hô hấp: Hít vào, thở ra.

+ ĐT Tay: Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân.

+ ĐT Lườn: Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái.

+ ĐT Chân:  Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.

- Trẻ thư giản nhẹ nhàng.

Chơi, Hoạt động ngoài trời

Chơi, hoạt động ngoài trời

(MT 89, MT 84)

1. Kiến thức: Trẻ được dạo chơi, hít thở không khí trong lành của buổi sáng. Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn khi chơi, biết cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi tham gia các trò chơi, khéo léo. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho trẻ trong mối quan hệ giữa các nhóm chơi. Trẻ tích cực tham gia vào trò chơi.

3. Thái độ: Đoàn kết khi tham gia các hoạt động, vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành.

- Sân bải rộng, thoáng mát.

- Phấn, hột hạt, giấy, kéo, đồ chơi lắp ghép, tranh ảnh về gia đình, đồ dùng và các thành viên trong gia đình

1. Dạo chơi, quan sát

- Cô và trẻ quan sát thiên nhiên, thời tiết vào buổi sáng.

+ Hãy kể xem trong nhà các con có những đồ dùng gì?

+ Đồ dùng ấy được sử dụng ở đâu?

Cô gợi ý trẻ trả lời và giải quyết một số tình huống theo khả năng, nhu cầu, sáng tạo, hứng thú của trẻ.

2. Trò chơi

a) Trò chơi vận động: “Cướp cờ”

*Cách chơi: Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5… các bạn phải nhớ số của mình. Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về. Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số. 

- Lớp thực hiện: Cô bao quát, nhắc trẻ phải cướp được cờ về cho đội của mình, nhắc trẻ chú ý đến bạn có số tương ứng với mình để khi nghe gọi là phải chạy nhanh lên lấy cờ.

b) Trò chơi dân gian: “Chìm nổi”

*Cách chơi: 8 đến 10 bạn cùng chơi. Chọn chỗ chơi sạch sẽ bằng phẳng. Dùng trò “Oẳn tù tì” để chọn bạn làm “cái”, cũng có thể cô giáo chỉ định 1 bạn làm “cái”. Bạn làm “cái” sẽ phải đuổi, các bạn khã chạy trốn. Cô giáo hô “ bắt đầu”, các bạn chạy tản ra xung quanh, chạy đi chạy lại tung tăng trên sân chơi. Ban làm “ cái” phải đuổi các bạn và cố gắng chạm được tay vào các bạn, bạn bị chạm sẽ bị “chết” và phải đứng ra ngoài. Bạn làm cái lại đuổi các bạn khác và cố gắng chạm được tay vào các bạn. Các bạn cố gắng chạy để không bị chạm vào người. Khi bạn làm “cái” sắp chạm vào mình thì ngồi thật nhanh xuống và nói “chìm”, lúc đó bạn làm “cái” không được chạm vào nữa.Khi bạn làm cái đã đuổi các bạn khác thì bạn “chìm” lại đứng lên và nói “nổi” rồi chạy tiếp.

- Lớp thực hiện: Cô bao quát trẻ, nhắc nhở trẻ phải chú ý trong quá trình chơi, khi chạy phải chú ý không để bạn khác chạm vào.

3. Chơi tự do

- Trẻ chơi tự do theo ý thích, cô bao quát, động viên, gợi ý, tạo tình huống để trẻ xử lý tình huống, khuyến khích trẻ chơi. Có mặt kịp thời lúc trẻ cần.  

* Nhận xét sau khi chơi.

- Sau khi trẻ chơi xong cô nhận xét từng trò chơi xem trẻ thích thú với trò chơi nào và động viên trẻ lần sau cố gắng chơi tốt hơn.

Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc

+ Góc xây dựng: Xây khu vườn nhà bé

+ Góc phân vai: Đóng vai các thành viên trong gia đình 

+ Góc Âm nhạc: múa hát, vận động các bài hát về chủ để gia đình

+ Góc tạo hình: Vẽ, cắt dán, nặn, làm tranh về gia đình của bé bằng hột hạt…

+ Góc thư viện: Xem tranh ảnh, kể chuyện theo tranh.

(MT 102, MT 62)

1. Kiến thức: Trẻ lựa chọn góc chơi, thể hiện được các vai chơi, thảo luận, chia sẻ, phối hợp liên kết các nhóm trong khi chơi.

2. Kỹ năng: Trẻ thể hiện kỹ năng chơi và khéo léo, sáng tạo trong quá trình chơi. Giao tiếp với nhóm bạn cùng chơi.

3. Thái độ: Trẻ tích cực hoạt động, đoàn kết nhường nhịn trong khi chơi, bảo vệ, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành.

+ Góc phân vai: Mẹ, con, đồ dùng chén, muỗng, bàn ghế.

+ Góc xây dựng: Gạch, cát, bàn ghế, cây xanh, hàng rào, ngôi nhà... 

+ Góc âm nhạc: dụng cụ âm nhạc, nhạc về chủ đề

+ Góc tạo hình: Bút chì, sáp màu, đất nặn, lá cây, kéo, giấy màu ...

+ Góc thư viện: Tranh ảnh về gia đình bé.

Hoạt động 1: Thoả thuận trước khi chơi

Cô cho trẻ quan sát và gợi hỏi để trẻ nói lên những góc chơi. Nêu ý tưởng của trẻ. Ví dụ: Góc chơi đó chơi những gì? 

- Trẻ chọn góc chơi theo ý thích của trẻ.

Hoạt đông 2: Quá trình chơi

- Cho trẻ thỏa thuận vai chơi và lựa chọn nguyên vật liệu chơi theo sự sáng tạo của trẻ.

- Cô đến từng góc chơi tạo cơ hội để trẻ được bộc lộ hết khả năng của trẻ, cô đưa ra nhiều tình huống cho trẻ để trẻ giao tiếp và cùng nhau xử lý tình huống cô đưa ra, thể hiện vai chơi của mình một cách xuất sắc.

- Đổi vai chơi giữa các nhóm với nhau.

Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi

- Đến từng góc chơi tạo tình huống để trẻ giới thiệu về góc chơi cũng như sản phẩm của mình. Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định. Cô nhận xét chung và khen ngợi buổi chơi.

Ăn ngủ

Vệ sinh - Ăn ngủ

(MT 10)

1. Kiến thức: Trẻ kể tên các món ăn hàng ngày, trẻ ăn hết xuất biết ăn đủ các chất để cao lớn và khỏe mạnh, biết giúp cô kê bàn nghế chuẩn bị cho bữa ăn. Trẻ tự giác và biết ngủ đúng giờ, đúng giấc có lợi cho sức khỏe. Trẻ giữ vệ sinh trước và sau khi ăn.

2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng: Ăn chậm, nhai kỹ, xúc cơm gọn gàng khi ăn, không làm rơi vãi. Rèn kỹ năng tự phục vụ: kê bàn ghế chuẩn bị cho giờ ăn, rửa tay trước khi ăn, tự đi bê bát cơm, biết cất bát, thìa sau khi ăn xong vào đúng nơi quy định. Rèn trẻ thói quen nền nếp ngủ đúng giờ, tự phục vụ bản.

3. Thái độ: Trẻ phấn khởi, hào hứng với các món ăn. Qua giờ vệ sinh, ăn, ngủ giáo dục trẻ biết mời cô mời bạn trước khi ăn, trong khi ăn không cười đùa, nói chuyện, ăn xong không được chạy nhảy nô đùa, tự vệ sinh cá nhân, vui vẻ khi đi ngủ.

4. Phương pháp: Quan sát - Thực hành

- Trang phục của cô gọn gàng (đeo tạp dề, khẩu trang, mũ). Dụng cụ đựng và chia thức ăn. Đồ đựng bát thìa sau khi ăn xong.

- Bàn, ghế, bát, thìa,  khăn lau, đĩa đựng cơm rơi, khăn lau miệng, cốc uống nước.

- Cô gợi ý trẻ thực hiện 1 số công việc để chuẩn bị ăn trưa,

- Trẻ giới thiệu các món ăn trong ngày, động viên khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần ăn,

- Trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống  nước đun sôi để khỏe mạnh

- Rèn kỹ năng vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng.

- Trẻ tự giác và biết ngủ đúng giờ, đúng giấc có lợi cho sức khỏe

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích

(MT 44, MT 61)

1. Kiến thức: Trẻ tham gia cách chơi trò chơi tập thể , đọc thơ, hát, kể chuyện, biết giao lưu giữacác nhóm chơi theo ý thích. Biết giúp cô sắp xếp, lau dọn các góc chơi.

2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ khả năng tập trung, chú ý, mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào hoạt động vui chơi.

3. Thái độ: Trẻ hứng thú, đoàn kết khi tham gia vào trò chơi và hoạt động chơi theo ý thích.

Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định khi chơi xong.

4. Phương pháp: Quan sát - Thực hành – Trải nghiệm

Đồ dùng, đồ chơi 

Phòng học sạch sẽ, gọn gàng, một số trò chơi, bài thơ, câu chuyện, bài hát, nhạc…

- Trẻ xem tranh ảnh về các thành viên trong gia đình

- Đọc các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ về chủ đề

- Tham gia chơi ở các nhóm chơi, nhắc nhở trẻ chơi xong thu dọn và cất đồ dùng đúng quy định.

- Nêu gương - Bình cờ cuối ngày

Trả Trẻ

Trả Trẻ

(MT 72)

1. Kiến thức: Trẻ được rửa tay, rửa mặt sạch sẽ bằng nước sạch trước khi ra về.

- Trò chuyện với trẻ về bố mẹ, địa chỉ gia đình của bé

- Trẻ ra về có đầy đủ đồ dùng cá nhân.

2. Kỹ năng: Rèn trẻ có kỹ năng tự phục vụ, mạnh dạn, giao tiếp.

3. Thái độ: Vui vẻ, chào hỏi cô giáo, các bạn, bố mẹ…trước khi về.

4. Phương pháp: Quan sát - Thực hành 

- Nước sạch có vòi, chậu đựng khăn sạch, khăn bẩn và xà phòng thơm, khăn khô trải nền, khăn khô để lau tay.

- Đồ dùng cá nhân của trẻ….

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, quần áo gọn gàng – chơi tự do.

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ để trả trẻ.

- Trò chuyện với trẻ về bố mẹ, địa chỉ gia đình của bé

Thứ hai, 11/11/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTTC

Bật liên tục vào vòng.

 

 

(MT 5)

1. Kiến thức: Trẻ thực hiện vận động Bật liên tục vào vòng. Và giữ được thăng bằng khi thực hiện.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, sự phối hợp khéo léo của chân và tay.

3. Thái độ: Trẻ hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động của cô.

4. Phương pháp: Quan sát – Thực hành

- Sân tập rộng rãi

- Vòng thể dục

- Nhạc tập

Hoạt động 1: Khởi động

- Cho trẻ chạy theo vòng tròn các kiểu đi, chạy, nhảy, nghiêng trái, nghiêng phải, xoay cổ tay, khuỷu chân theo nhạc.

Hoạt động 2: Trọng động

* Bài tập phát triển chung: Trẻ thực hiện các động tay, bụng, bật theo bài hát “Gia đình nhỏ, hạnh phúc ta”

- Nhấn mạnh động tác: Chân.

* Vận động cơ bản: “Bật liên tục vào vòng”

- Cô cho trẻ quan sát cái thang và khơi gợi ý tưởng để trẻ nói lên cách chơi với cái vòng.

- Cho trẻ thực hiện ý tưởng chơi của trẻ. Khơi gợi để trẻ nói lên cách thực hiện vận động. 

- Cho trẻ lên thực hiện, 2 đội thi đua với nhau. Cô quan sát, động viên để trẻ thực hiện tốt hơn. 

- Cô nâng dần độ khó khi trẻ đã chơi thành thạo.

* Trò chơi: “Thi ai nhanh” 

- Cách chơi: Mỗi đội bật qua chướng ngại vật để mang túi cát về xây nhà. Đội nào bật khéo léo mang về túi cát nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.

Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu, đấm bóp vai chân tay cho bạn cho mình.

Thứ ba, 12/11/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTTC - KNXH

Dạy trẻ kỹ năng sử dụng một số đồ dùng an toàn

(MT 96)

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết được những vật dụng nguy hiểm, không an toàn

- Trẻ biết cách phòng tránh những vật dụng nguy hiểm,  không an toàn

2. Kỹ năng

- Trẻ có kỹ năng quan sát, tư duy, kỹ năng nhận biết, phòng tránh những vật dụng gây nguy hiểm, không an toàn

3.Thái độ

-Giáo dục trẻ biết sử dụng một số đồ dùng an toàn.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành

- Video trẻ chơi với vật dụng gây nguy hiểm,  không an toàn

- Hình ảnh những vật dụng gây nguy hiểm, không an toàn

- Loa, máy tính

- Nhạc các bài hát

* Gây hứng thú.

- Trẻ chơi trò chơi: “Trời tối, trời sáng” cô tạo tình huống tắt điện và hỏi trẻ

- Vì sao lớp học bỗng nhiên lại tối?

- Vì cô đã tắt công tắc chính là nguồn điện cho nên bóng điện không sáng được.

- Muốn điện sáng thì phải làm gì? (Bật điện lên)

- Chúng mình thấy sáng chưa?

- Bóng điện sáng là nhờ có gì?

- Thế ở nhà các con có những đồ dùng nào sử dụng bằng nguồn điện?

Hoạt động 1: Nhận biết, phòng tránh những vật dụng nguy hiểm

- Nhận biết những vật dụng nguy hiểm.

+ Ở xung quanh chúng ta có rất nhiều những đồ dùng, vật dụng có thể gây nguy hiểm đến cơ thể con người. Vậy theo các bạn những đồ dùng, vật dụng nào được coi là nguy hiểm đến cơ thể các bạn?

+ Dao, kéo, tô vít, kìm, búa, cưa, phích nước nóng, ổ điện… những vật dụng đó chúng gây nguy hiểm như thế nào?

+ Cho trẻ xem hình ảnh một số đồ dùng, vật dụng gây nguy hiểm.

+ Xung quanh chúng ta có những vật dụng gây nguy hiểm nhưng cũng có những vật dụng không gây nguy hiểm. Do chúng ta có biết sử dụng đúng cách hay không.

+ Cho trẻ xem video “Không chơi những vật có thể gây nguy hiểm”

+ Những đồ dùng vật dụng đó được coi là nguy hiểm khi nào?

- Cách phòng tránh vật dụng nguy hiểm

+ Để phòng tránh những vật dụng gây nguy hiểm thì chúng mình phải làm gì?

* Hoạt động 2: Nhận biết, phòng tránh những nơi không an toàn

- Nhận biết những nơi không an toàn.

+ Theo các bạn những nơi nào được gọi là không an toàn? Vì sao?

+ Cho trẻ xem hình ảnh các bạn chơi gần ao, giếng, tắm sông suối.

+ Nếu ra gần ao, hồ, sông, suối, đá bóng dưới lòng đường thì điều gì có thể xảy ra?

+ Cho trẻ xem video “Không chơi ở nơi nguy hiểm”

- Cách phòng tránh những nơi không an toàn

+ Nêu một số cách phòng tránh những nơi không an toàn?

+ Nếu gặp hoặc nhìn thấy người khác bị ngã xuống ao, sông… thì phải làm cách nào?

+ Cho trẻ thực hành kêu cứu

* Giáo dục: Trẻ không chơi gần, đùa nghịch khi cầm những vật dựng gây nguy hiểm. Không lại gần những nơi không an toàn mà không có người lớn đi cùng.

* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố “Chọn tranh”

- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơ

Thứ tư, 13/11/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTNT

Đếm, thêm bớt so sánh của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi  7

 

(MT 32)

1. Kiến thức: Đếm, thêm bớt, so sánh ba nhóm trong phạm vi 7, đếm theo khả năng và biết số 7.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đếm, thêm bớt, tạo nhóm, so sánh, sao chép chữ số.

3. Thái độ: Trẻ tích cực học tập, tham gia tích cục trong các hoạt động.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành.

Đồ dùng đồ chơi có số lượng 7

Thẻ số 

Hoạt động 1: “Bé cùng khám phá” 

- Cho trẻ chơi trò chơi: “Ô cửa bí mật”. Cùng khám phá lần lượt các ô cửa.

- Trẻ tìm đồ dùng đồ chơi có số lượng theo yêu cầu của cô. Trẻ tìm và đếm số lượng đồ dùng, đồ chơi.

- Cô khơi gợi cho trẻ nhận xét về số lượng nhóm đồ chơi.

* Đếm, thêm bớt, so sánh của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 7.

- Cô gửi tặng mỗi nhóm 1 hộp quà. Cho trẻ xếp đồ dùng có trong hộp quà và đếm.

- Số lượng giữa ba nhóm đồ dùng như thế nào với nhau?

- Cô khơi gợi cho trẻ đếm và so sánh ba nhóm đối tượng.

- Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?

- Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?

- Để ba nhóm bằng nhau thì chúng mình phải làm gì?

- Cô khơi gợi để trẻ nhận xét chữ số 7 và cho trẻ đọc.

- Cho trẻ xếp số 7 từ 2 nét, cất 2 nét. 

- Cho trẻ chọn số và gắn số tương ứng.

- Lần lượt cho trẻ thêm, bớt theo yêu cầu của cô.

Hoạt động 2: Trò chơi.

* Trò chơi 1: “Đi siêu thị”

- Cách chơi: Thời gian đi siêu thị là một bản nhạc, mỗi bạn sẽ mua 1 sản phẩm đủ số lượng là 7 cho cô. Hết thời gian cô và trẻ cùng kiểm tra lại.

*Trò chơi 2: “Ai nhanh hơn”

- Cô gợi ý để trẻ nêu cách chơi, tổ chức cho trẻ chơi theo sự bao quát của cô.

- Chia trẻ thành 3 đội. Trong thời gian một bản nhạc đội làm chữ số 7, tô màu chữ số 7 in rỗng. Đội đếm và vẽ thêm đồ vật có số lượng 7. Khoanh tròn số 7. Đội bớt số lượng 7 theo yêu cầu của cô. Động viên khuyến khích trẻ chơi.

Thứ năm, 14/11/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTNN

Làm quen chữ cái e, ê

 

(MT 69)

1. Kiến thức: Trẻ nhận dạng chữ cái u, ư đọc và phát âm đúng chữ cái, so sánh các chữ cái u, ư. Trẻ tô, đồ, sao chép lại chữ cái theo khả năng.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh, ngôn ngữ mạch lạc. 

3. Thái độ: Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ tham gia vào các hoạt động của cô.

4. Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.

- Đất nặn, các loại hạt, bảng con...

- Bộ chữ cái cho mỗi trẻ

Hoạt động 1: “Chữ cái bé yêu”

* Trò chơi 1: Bé tài năng

- Cô khơi gợi, động viên trẻ nói lên ý tưởng chơi của trẻ.

- Sau khi trẻ tìm được cô cho trẻ phát âm, đọc chữ cái.

* Trò chơi 2: Ghép chữ cái theo ý thích: Từ những đồ vật mà trẻ tìm được trẻ sẽ tháo rời các nhóm và ghép thành chữ cái trẻ thích.

- Vì sao con biết đây là chữ u, cô gợi hỏi nhiều trẻ, cho trẻ đọc lại chữ cái đó, chữ cái ư thực hiện tương tự chữ u.

- Cô cho trẻ so sánh điểm giống nhau và khác nhau.

Hoạt động 2:  Bé tài năng

* Trò chơi: “Thi ai nhanh”

 - Bé tìm chữ cái u, ư có xung quanh lớp, gắn lên bảng, đội nào tìm nhanh và đúng đội đó chiến thắng. 

* Trò chơi: “Bé sáng tạo”

- Nặn chữ cái chữ cái u, ư. Ghép chữ cái bằng bông màu, tô tranh cát chữ cái u, ư.

- Trẻ đồ chữ cái u,ư theo nét chấm mờ có trong tranh.

Thứ sáu, 15/11/2024

NỘI DUNG MĐYC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hoạt động học

LVPTTM

Vẽ một số đồ dùng trong gia đình

(MT 103)

1. Kiến thức: Trẻ phối hợp các nét xiên, nét, thẳng, nét cong tròn...tạo thành bức tranh  có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phối hợp khi vẽ, tô màu, bố cục bức tranh.

3. Thái độ: Trẻ hào hứng, vui vẻ khi tham gia vào hoạt động cùng cô.

4. Phương pháp: Quan sát, thực hành

- Tranh một số đồ dùng trong gia đình

- Sáp màu, bút chì, giấy a4

Hoạt động 1: “Bé vui khám phá”

- Trẻ quan sát và nói lên cảm nhận về bức tranh.

+ Bức tranh này có gì? Màu sắc thế nào? Con có nhận xét gì về bức tranh của các bạn?

+ Nếu là con, con sẽ vẽ những đồ dùng trong gia đình của mình như thế nào?

- Con thích vẽ những đồ dùng gì trong gia đình mình?

- Khơi gợi ý tưởng của trẻ, tạo tình huống, động viên trẻ nói lên ý tượng sáng tạo của mình để vẽ nên bức tranh đẹp.

- Chúng ta hãy làm những họa sỹ tí hon, dùng đôi bàn tay khéo léo để vẽ đồ dùng trong gia đình mà mình thích. Sau đó chúng mình hãy gửi tặng lại lớp lá 1 nhé!

Hoạt động 2: “Bé thể hiện tài năng” 

- Cô bao quát trẻ, gợi ý để trẻ thực hiện tốt bài vẽ của mình. Khuyến khích trẻ vẽ tô màu sáng tạo, không để lem ra ngoài.

Hoạt động 3: “Bé cùng chia sẻ và thảo luận”

- Cho trẻ trưng bày sản phẩm. Trẻ nêu lên cảm nhận của mình về sản phẩm của bạn. Con thích bài của bạn nào? Vì sao lại thích? 

- Con hãy chia sẻ sản phẩm của mình cho cô và các bạn cùng nghe.

- Cô nhận xét chung. Trẻ giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.

Thuận lợi khi thực hiện chủ đề:

Được sự ủng hộ quan tâm của phụ huynh học sinh về công tác chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục trẻ tại lớp 

Khó khăn khi thực hiện chủ đề:

Thời tiết mưa bão, giao mùa trẻ ốm sốt nghỉ học nhiều ảnh hưởng đến việc đến lớp tiếp thu kiến thức của trẻ

Phương hướng thực hiện chủ đề tiếp theo:

Tuyên truyền trao đổi thông tin bài học vào zalo nhóm lớp để trẻ ôn tập thêm ở nhà

Xếp loại:        

Nhận xét của Ban Giám Hiệu

Khối trưởng

Giáo viên 1

Giáo viên 2